Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ

Thanh Hiệp
02/02/2023
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 8 mins read
0 0
A A
0
Nghệ sĩ Phượng Mai vẫn bền bỉ với nghề - ảnh 3

NS Phượng Mai và diễn viên hài Trường Giang

1
SHARES
59
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Trong số những nghệ sĩ định cư ở hải ngoại, nghệ sĩ Phượng Mai là người truyền nghề cho nhiều diễn viên trẻ đến với sân khấu cải lương tuồng cổ.

Nghệ sĩ Phượng mai tâm sự chị theo chồng sang Tây Đức theo diện đoàn tựu gia đình năm 1979. Sau 2 năm, chị sang Mỹ gầy dựng nhiều chương trình cải lương được kiều bào yêu thích. Thế nhưng, chuyện chiọ tâm đắc nhất chính là truyền đạt kinh nghiệm trong diễn xuất cải lương cho diễn viên trẻ .

“Các bạn diễn viên trẻ tại tiểu bang California – Mỹ rất yêu thích bộ môn này. Hầu hết đều là thanh niên có quốc tịch Mỹ, tất cả đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ, có em nói tiếng Việt không rành nhưng cực kỳ mê đắm bộ môn cải lương. Tôi cảm thấy ấm lòng vì có thêm nhiều học trò. Sau vở “Trưng Nữ liệt quốc” nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ, đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ”, NS Phượng Mai chia sẻ.

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 1
NS Phượng Mai và diễn viên hài Trường Giang
Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 2
NS Phượng Mai và NS Hồng Loan

Từ năm 1990 đến nay chị thường xuyên về nước tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật cứu trợ đồng bào bị thiên tai và công tác từ thiện. Đồng thời đứng ra tổ chức thực hiện nhiều vở cải lương video phát hành trong và ngoài nước. Mới đây chị đã đưa lên sàn quay chương trình cải lương tuồng cổ kỷ niệm 50 năm gắn bó với sân khấu. Vì sao chị quyết định thực hiện chương trình cải lương tuồng cổ 50 năm gắn bó với thế giới tuồng cổ?

Tôi làm một chương trình kỷ niệm với nghề. Có người chất vấn tôi rằng sự nghiệp có quá nhiều vai diễn cũng đủ để kỷ niệm cớ gì lại làm chương trình này cho mất công.

Thế nhưng, đối với tôi, có cơ hội để đúc kết, để nhìn lại bao giờ cũng hay. Thực ra thế giới tuồng cổ mênh mông, vô tận có học hoài cũng thấy thiếu. 50 năm qua biết bao nhiêu tình….nhiều tình cảm đã chất chứa trong lòng mà công chúng đã tặng cho tôi nay phải tri ân và đền đáp.

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 3
NS Phượng Mai và NS hài Bảo Chung

Mỗi lần trở về nước điều gì làm cho chị cảm thấy hạnh phúc nhất?

Tôi là người con thứ 7 trong gia đình có đến 13 anh chị em. Nhưng bây giờ chỉ còn có 6 người, vì một số người bệnh hồi nhỏ đã mất. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, niềm hạnh phúc của tôi là mỗi lần về nước được chăm sóc mẹ già.

Bên cạnh đó, tôi rất vui mừng được tham gia những chương trình văn nghệ từ thiện, nhất là gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Tây và miền Nam.

Cuộc sống gia đình của chị ở bên Mỹ có thuận buồm xuôi gió, nghe nói chị đã cho con gái theo nghề mẹ?

Cuộc sống riêng của tôi không mấy hạnh phúc, nhưng quá khứ đã trôi qua, hiện giờ tôi đã có mái ấm gia đình mới và rất mãn nguyện với niềm hạnh phúc này. Con gái tôi, cháu Thảo Sương sau khi vào đại học đã tập làm ca sĩ, cháu thích nhạc trẻ và mong ước có dịp về quê hương trình diễn chung với mẹ. Con trai tôi cũng đã trưởng thành, cháu cũng đã từng theo mẹ về quê hương trong dịp hè hàng năm…

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 4
NS Phượng Mai và học trò – NS Bích Thảo

Chị còn nhớ ký ức của ngày còn thơ, được khán giả sân khấu đặt cho biệt danh Tiểu Lăng Ba?

Nhắc đến những kỷ niệm đó tôi nhớ bà ngoại tôi, bà bầu Cao Long Ngà, chính bà đã khai sáng con đường vào nghề của tôi. Biệt danh Tiểu Lăng Ba là một phần cuộc đời tôi, nó nhắc tôi sống xứng đáng với tình thương của công chúng. Tôi vẫn luôn nói với các học trò của mình, những thanh niên Mỹ lớn lên ở hải ngoại về tinh thần lao động nghệ thuật hăng say của bà tôi, đồng thời kể về nhiều tấm gương lao động miệt mài để góp phần mang lại nhiều thành tựu nghệ thuật cho nước nhà.

Năm 1976, khi 24 đoàn nghệ thuật trong miền Nam tập trung về Sài Gòn để dự Hội nghị sân khấu, chị đã vinh dự được chọn đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga để biểu diễn phục vụ đại hội. Ký ức đó thường gợi chị nhớ đến điều gì?

Một chi tiết mà cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, đó là trước lúc mở màn, tôi đứng bên trong vạch màn xem lén khán giả. Tim tôi dường như có ai bóp chặt khi tôi nhìn thấy bên dưới khán phòng, hàng ghế danh dự có đến năm bà “Thái hậu”: Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Diệu Hiền, Mỹ Châu ngồi xem…linh cảm báo cho tôi biết mìng phải cố gắng diễn để không bị các chị đã từng nổi danh với vai diễn này chê. Tan suất diễn, NSND Phùng Há đã lên sân khấu tặng hoa và ôm hôn tôi. Sau này chị Bạch Tuyết có nhận xét tôi đã có nhiều sáng tạo mới để nhân vật tươi trẻ hơn, mền mại hơn trên sân khấu.

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 5
NS Phượng Mai và gia đình NSƯT Bảo Quốc trong ngày Giỗ Tổ

Thần tượng trong đời người luôn có một phần đóng góp rất lớn đối với một diễn viên trẻ. Chị xem ai là thần tượng và chị học ở người đó bí quyết gì để nuôi lớn ý chí phấn đấu?

Cô Thanh Nga là thần tượng trong cuộc đời tôi. Ngày xưa, lúc tôi hát ở Huỳnh Long, cô hát ở Thanh Minh, Dạ Lý Hương, hôm nào nghĩ hát tôi thường đi bộ đến rạp Quốc Thanh để xem cô Nga diễn. Một lần nghe tôi khen cặp lông nheo của cô đẹp, cô lập tức tháo ra tặng cho tôi.

Ngộ lắm nha! Trong giới nghệ sĩ hiếm ai tặng đồ hát cho ai, vì người ta quan niệm đó là hiện tượng tự làm mất duyên. Nhưng với cô Nga thì không, tôi cảm động vô cùng. Thú thật tôi chưa bao giờ được hát chung với cô Nga, nhưng qua những buổi trò chuyện tôi đã học ở cô rất nhiều. Nhất là nét diễn nội tâm và giọng ca chân phương, gợi mở biết bao nỗi niềm.

Ngày cô Nga mất, đang hát ở miền Trung tôi lập tức xin đoàn cho về Sài Gòn để thắp nén hương trên bàn thờ cô. Cho đến bây giờ mỗi khi ra sân khấu diễn tôi đều cầu nguyện cô Nga, cô không chỉ là thần tượng mà trong lòng tôi cô còn là người thầy, người chị tinh thần đáng kính.

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 6
NS Phượng Mai và NSƯT Mỹ Châu

Sau chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” mà chị đã được mời tham gia cách đây không lâu, chị nhận xét điều gì về hoạt động sân khấu trong nước? Những chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, “Chuông vàng vọng cổ” được bán ở Mỹ có thu hút khán giả trẻ hay không?

Từ lúc chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” và “Chuông vàng vọng cổ” được tổ chức, dư luận khán giả ở Mỹ và các nước Tây Âu rất hoan nghênh. Đối với bà con kiều bào hoạt động sân khấu trong nước luôn được quan tâm. Tôi rất vui vì được dịp góp mặt trong chương trình với vai Triệu Tử, một nhân vật mà tôi rất tâm đắc từ năm 16 tuổi. Tôi nghĩ đã làm được một nhịp cầu nối, không chỉ với khán giả trong nước mà còn ở hải ngoại, luôn hướng về quê hương, thiết tha bảo vệ những bài bản vọng cổ, những vai diễn để đời trên sân khấu. Có như vậy cải lương mới không chết, sân khấu mới có dịp cọ xác với đời sống và phát triển mạnh hơn.

Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ - ảnh 7
NS Phượng Mai và Bích Thảo trong vở “Trưng nữ liệt quốc”

NS Phượng Mai đã từng về VN, tham gia cùng CLB Sân khấu Lạc Long Quân trao quà từ thiện cho trẻ em mồ côi tại Chùa Kỳ Quang, Gò Vấp, TPHCM. Chị xúc động nói: “Tôi hạnh phúc lắm khi cùng các bạn diễn viên trẻ làm việc thiện nguyện. Mang những món quà vật chất và tinh thần đến trao tặng các em mồ côi, tạo thêm điều kiện để các em phấn đấu trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội. Các học trò tôi – những thanh niên Mỹ xa quê nhà cũng sẽ lần lượt về VN để làm công tác từ thiện, đó là tâm nguyện rất đáng trân trọng” – NS Phượng Mai đã chia sẻ.

5/5 - (9 bình chọn)
Source: Người Lao Động
Tags: Bạch Tuyếtcải lươngCao Long NgàCLB Sân khấu Lạc Long Quânhát cải lươnghồ quảngLệ Thủylịch sử dân tộcMỹ Châunghệ sĩNgọc GiàuPhượng Maisân khấusân khấu cải lươngsự nghiệpthanh niên MỹTiểu bang California
ShareTweetPin1
Previous Post

Nghệ sĩ Trang Bích Liễu “bật mí” chuyện Thanh Tú tự tử

Next Post

NSƯT Hoài Linh khánh thành Đền thờ Tổ

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
9
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
1
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
20
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
69
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
64
Next Post
NSƯT Hoài Linh khánh thành Đền thờ Tổ - ảnh 1

NSƯT Hoài Linh khánh thành Đền thờ Tổ

Ca sĩ Minh Thuận qua đời - ảnh 5

Ca sĩ Minh Thuận qua đời

Ca sĩ Minh Thuận qua đời - ảnh 1

Nghệ sĩ tiếc thương Minh Thuận: "Anh đi bình an"

Discussion about this post

Đọc thêm

Nghệ sĩ Phan Quốc Hùng đột ngột qua đời

23/12/2020
3
Nữ soạn giả Hà Nam Quang qua đời - Ảnh 1.

Nữ soạn giả Hà Nam Quang qua đời

08/06/2021
10

Đại Nghĩa vào vai diễn nặng ký trong Thái hậu Dương Vân Nga

14/04/2018
6

NSƯT Phượng Loan: Giải Bông lúa vàng là chiếc nôi cho những tài năng cải lương trẻ

24/12/2019
1

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In