Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

Cô gái cổ nhạc

Yến Trinh
14/07/2021
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
Lục Phạm Quỳnh Nhi trong một buổi trò chuyện về cổ nhạc (ảnh chụp trước khi dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng)

Lục Phạm Quỳnh Nhi trong một buổi trò chuyện về cổ nhạc (ảnh chụp trước khi dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng)

1
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Với số lượng nhạc cụ chiếm diện tích kha khá trong phòng, Lục Phạm Quỳnh Nhi (24 tuổi) đã có nhiều năm tìm tòi về cổ nhạc. Nhi là tác giả cuốn sách Đường vào đờn ca tài tử, thực hiện các chương trình về cổ nhạc – loại hình nhiều người cho là khó nhằn.

Lục Phạm Quỳnh Nhi trong một buổi trò chuyện về cổ nhạc (ảnh chụp trước khi dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng)
Lục Phạm Quỳnh Nhi trong một buổi trò chuyện về cổ nhạc (ảnh chụp trước khi dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng)

Từ lời ru thuở nhỏ

Quê ở Bình Định, cả nhà chuyển vào TPHCM từ năm 2009, Quỳnh Nhi kể: “Hồi nhỏ ba ru tôi ngủ bằng Lý chiều chiều, lớn lên tôi gặp người thầy hay kể chuyện các miền đất, tặng tôi cuốn sách về văn hóa Việt với lời đề tặng “Làm gì được cho văn hóa nước mình thì làm”. Sau đó, tôi học đàn tranh, điều này giúp tôi khẳng định rằng mình thích những chất liệu văn hóa truyền thống”. Năm 2015, Quỳnh Nhi bắt đầu tìm hiểu cổ nhạc với tư cách là học viên tham gia các lớp học lịch sử, văn hóa của Thư quán Cội Việt.

4 năm sau, Quỳnh Nhi trở thành người sản xuất nội dung chương trình của Cội Việt. Nhi thực hiện các buổi trò chuyện về đàn tranh và cổ nhạc, trợ giảng cho các khóa học cảm thụ cải lương. Cô gái còn làm chuỗi chương trình Diễn xướng Nam bộ nói về các loại hình diễn xướng dân gian miền Nam. Chưa dừng lại ở đó, Nhi còn tổ chức chuỗi workshop Nhịp phách cổ kim gồm 8 kỳ, cùng với các chuyên gia giới thiệu về đờn ca tài tử, mở các lớp ca cổ cho người trẻ.

“Tôi thích nhất là đợt làm trợ lý dự án Lịch sử truyền khẩu của cải lương của Hội đồng Anh 2 năm trước. Tôi có một tuần vô cùng bận rộn với 2 nhà nghiên cứu người Anh, phỏng vấn những diễn viên gạo cội, soạn giả, đạo diễn mà tôi mến mộ”, Nhi kể. Nhi cũng dịch sang tiếng Việt cuốn Câu chuyện cải lương thật và đẹp – kết quả của dự án nghiên cứu. Mỗi lần ra nhà sách, nhìn thấy cuốn sách mình đã góp công, Nhi lại thấy vui vì công trình này đã ghi lại những hồi ức nghệ thuật cải lương của 4 thế hệ.

Sau khi cùng Cội Việt hoàn tất chương trình Diễn xướng Nam bộ trong 3 năm, Quỳnh Nhi chắt lọc tư liệu để viết cuốn Đường vào đờn ca tài tử. Nhi chia sẻ: “Cuốn sách như cột mốc tốt nghiệp sau thời gian tôi theo đuổi các chủ đề về diễn xướng”. Với cách viết vừa trẻ trung vừa khái quát, 60 trang sách của Nhi đã mang đến những nét cơ bản về đờn ca tài tử, từ lịch sử hình thành cho đến nhắn nhủ về một lối đờn ca vị nghệ thuật, gìn giữ văn hóa truyền thống. Đường vào đờn ca tài tử cùng 3 cuốn khác của bộ sách Đường vào diễn xướng Nam bộ đã gợi mở về cổ nhạc không chỉ qua con chữ mà còn bằng những mã QR tích hợp bản thu âm biểu diễn của các nghệ nhân.

Thanh âm của người Việt

Với những gì đã làm, Quỳnh Nhi nói rằng mình chỉ là một người đang thực hành văn hóa. Để có thể tạo nên những nội dung hoàn chỉnh, Nhi dành thời gian đọc, lưu lại những tài liệu liên quan, điền dã những nơi có các buổi biểu diễn truyền thống như lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, các chuyến đi Huế, lễ hội Kỳ yên ở các đình…

Sau khi tham gia một cuộc thi do UNESCO tổ chức với hơn 34 đội tham dự từ các nước nhằm hỗ trợ các dự án văn hóa, nhóm Hiếu Văn Ngư (Cultura Fish) ra đời cuối năm 2020. Hoạt động cốt lõi của nhóm là “tiêu hóa” những kiến thức chuyên sâu thành một cách tiếp cận cởi mở. Tại cuộc thi này, nhóm đã giành giải cho dự án Hát bội 101 nhằm đưa hát bội đến với người trẻ.

Quỳnh Nhi nói rằng, sau đó mình cùng 7 thành viên nhóm đã “chơi lớn” khi lập fanpage, YouTube và tổ chức các lớp học, làm nội dung cho đến nay. Theo Nhi, nếu có những chỉ dẫn chân thành, mọi người sẽ có hứng thú tìm hiểu giá trị truyền thống. Nào là những diễn giải đồ họa tuồng cổ như Phàn Lê Huê phá hồng thủy trận, cho đến cung cấp bí quyết cho người mới xem tuồng… đều được trình bày rất trẻ trung trên fanpage.

Quỳnh Nhi còn nhớ những ngày du học ngành Truyền thông ở Canada. Cô gái trẻ đem theo đàn tranh, dù đi bất cứ đâu; bình thường chơi nhạc giải trí, có dịp thì biểu diễn ở các lễ hội văn hóa của trường, tạo các buổi trò chuyện nhỏ về nhạc cụ này. Bất ngờ, Nhi quyết định dừng việc học sau năm thứ hai, rẽ sang “theo đuổi chuyện mình cho rằng phải làm trong đời”. Trở về, Nhi miệt mài với việc tổ chức các chương trình và hiện tại là tung tẩy với Hiếu Văn Ngư. Nhi bộc bạch: “Chúng tôi định hướng Hiếu Văn Ngư trở thành kênh đáng tin cậy cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Chúng tôi muốn mọi người được vui vẻ, không mang cảm giác nặng nề khi chạm vào văn hóa”.

Trong suy nghĩ của Quỳnh Nhi, có người thích K-pop, người thích nhạc Âu Mỹ, cũng sẽ có người thích cổ nhạc. Cổ nhạc mang trong mình thanh âm của người Việt, chứa đựng nhiều triết lý và hình hài những thời đại đã qua. Nhi nói: “Tôi có thêm nhiều mẫu tham khảo để thỏa sức sáng tạo. Khán giả cứ thử tìm hiểu, biết đâu sẽ thấy hay”.

Ông Sáu Hưng (Nguyễn Văn Hưng), người truyền dạy cho Quỳnh Nhi về đờn ca tài tử, chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên khi Quỳnh Nhi còn trẻ mà có những suy nghĩ, cảm nhận và muốn giữ gìn văn hóa dân tộc. Chúng tôi rất thương và quý Nhi”. Cô gái trẻ cũng không có nguyên tắc gì ngoài lời dạy của người thầy đàn tranh đầu tiên, rằng làm cái gì cũng phải đàng hoàng, tử tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Cô gái cổ nhạcđờn ca tài tửhội đồng anhLục Phạm Quỳnh NhiQuỳnh Nhi
ShareTweetPin1
Previous Post

180 công nhân sân khấu nhận tiền, quà hỗ trợ trong mùa dịch Covid -19

Next Post

Cuộc đời thăng trầm của nghệ sĩ Thanh Hằng

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
19
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
2
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
28
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
74
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
72
Next Post
Cuộc đời thăng trầm của nghệ sĩ Thanh Hằng - Ảnh 1.

Cuộc đời thăng trầm của nghệ sĩ Thanh Hằng

NSƯT Hùng Minh, Thanh Nguyệt, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ đủ điều kiện xét tặng danh hiệu NSND - Ảnh 1.

NSƯT Hùng Minh, Thanh Nguyệt, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ đủ điều kiện xét tặng danh hiệu NSND

Cải lương hồ quảng Lưỡng quốc thâm tình

Lưỡng quốc thâm tình - Tập 4

Discussion about this post

Đọc thêm

Dựng vở đề tài lịch sử phải có cái nhìn mới

17/12/2020
0
Cảnh trong vở cải lương “Thiên mệnh” của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Đề tài lịch sử trên sân khấu truyền thống: Áp lực làm mới những câu chuyện cũ

28/06/2021
14
Hoàn thành mộ và nhà lưu niệm NSND Viễn Châu

Hoàn thành mộ và nhà lưu niệm NSND Viễn Châu

30/01/2023
15
Hướng đi mới cho sân khấu

Hướng đi mới cho sân khấu

30/07/2021
1

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In