Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Tin tức

Giữ bản sắc bằng… bản sắc

28/06/2021
in Tin tức
Reading Time: 5 mins read
0 0
A A
0
The Heroes lan tỏa giá trị cải lương đến người trẻ Ảnh 1

Cải lương có xuất xứ từ những bài dân ca miền đồng bằng Sông Cửu Long và nhạc tế lễ trong Cung đình.

0
SHARES
9
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Tại TPHCM, trong những hoạt động chào mừng các sự kiện lớn của đất nước từ nay đến Tết Tân Sửu 2021, đờn ca tài tử (ĐCTT) đã có sự xuất hiện đáng mong đợi. Bên cạnh 2 đêm Nhạc hội ĐCTT Nam bộ vào cuối tháng 1-2021, ĐCTT sẽ xuất hiện trên những sân khấu di động ở chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” (bến Bình Đông, quận 8) dịp Tết cổ truyền tới đây.

Bản sắc văn hóa của một cộng đồng, đó chính là điều làm cho cộng đồng đó có sự khác biệt so với những cộng đồng khác. Trong ý nghĩa đó, ĐCTT hay cải lương thật sự là một bản sắc văn hóa của miền Nam và người miền Nam.

Bên cạnh đó, trên phương diện kinh tế, ĐCTT thực sự là một “đặc sản” của du lịch Nam bộ nói chung và của TPHCM nói riêng. Nếu làm đúng cách thì có thể khai thác có hiệu quả đặc sản này, vừa đảm bảo yếu tố bảo tồn văn hóa vừa góp phần phát triển du lịch, kinh tế.

TPHCM là một trung tâm kinh tế lớn, hội tụ nhiều nghệ sĩ – nghệ nhân. TPHCM có đủ lý do để đưa ĐCTT trở thành trọng tâm trong thiết kế không gian văn hóa của mình. Bên cạnh việc trưng bày hay trình diễn ĐCTT, TPHCM có thể tạo điểm nhấn khác như triển lãm hay vẽ tranh, treo hình những đoàn hát lớn, những nghệ sĩ – nghệ nhân lớn ở những không gian văn hóa.

Việc làm này không nên chỉ tập trung ở các nhà triển lãm, nhà hát hay nhà văn hóa, mà nên nghĩ đến những không gian văn hóa gần gũi, dễ tiếp cận để người dân, nhất là giới trẻ có thể tiếp cận dễ dàng, nhìn lâu rồi thành quen và đi vào tiềm thức. Những không gian dễ tiếp cận đó có thể là các công viên, vách tường ở các vỉa hè, hay ở các trạm dừng xe buýt…

Chúng ta không lo ngại là nhiều hình ảnh truyền thống sẽ khiến TPHCM mất vẻ hiện đại, mà thiết kế không gian văn hóa đô thị phải tạo điểm nhấn bằng di sản, bằng bản sắc. Thử tưởng tượng ở một nhà chờ xe buýt hiện đại có vẽ hình một rạp hát cải lương xưa hay một buổi ĐCTT thì đẹp biết bao nhiêu!

Cũng nên chú ý đến việc đưa ĐCTT vào các tuyến du lịch. Mỗi đơn vị lữ hành chọn cho mình một điểm biểu diễn ĐCTT, cải lương để du khách thưởng thức. Đâu cần thiết phải sân khấu đèn màu hoành tráng, mà chỉ cần một góc nhỏ trên thảm cỏ xanh như ở Khu du lịch Bình Quới hay Khu du lịch Văn Thánh cũng đủ hay và đủ gần gũi rồi. Làm tốt sẽ tạo được lối thoát cho cái ngõ cụt mà bấy lâu nay nhiều nơi vẫn chưa thoát được: ĐCTT ít người coi, thua lỗ thì làm sao có tiền làm tiếp để góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa như mong muốn?

Trên phạm vi thành phố, cũng nên tạo một không gian văn hóa chung cho ĐCTT. Chúng ta đã có Đường sách TPHCM là một điểm hẹn văn hóa. Có thể lấy một góc nhỏ ở đường sách phục vụ cho ĐCTT và các CLB sẽ đăng ký luân phiên đến biểu diễn. Còn nếu như có nhiều thời gian và để tạo điểm nhấn thực sự, nên tìm một con đường và sử dụng con đường này phục vụ cho nghệ thuật truyền thống nói chung, trong đó có ĐCTT.

Cách thiết kế phải khéo léo làm sao để các thể loại truyền thống đều có không gian trưng bày, biểu diễn. Con đường sẽ trở thành một không gian văn hóa, một địa điểm quan trọng trong các tour du lịch khi du khách ghé TPHCM, vừa làm du lịch vừa bảo tồn nghề tổ truyền.
Trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế là tất yếu. Hội nhập quốc tế thì phải chú ý đến “hòa nhập mà không hòa tan”, phải làm có bài bản, không quá đà và phải hội nhập trên cơ sở bám cho sâu, cho chắc vào gốc rễ văn hóa dân tộc. Nhìn sang các nước được gọi là phát triển quanh ta như Hàn Quốc hay Nhật Bản, họ hội nhập rất sâu mà giữ gìn bản sắc văn hóa cũng rất tốt.
Trên tinh thần đó, thiết kế không gian văn hóa tại TPHCM cũng cần chú trọng hơn đến việc kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Làm sao để khi du khách đến, nhìn vào các không gian văn hóa đó, người ta thấy được sự trang trọng, bài bản, tinh tế mang đậm tính hiện đại, đồng thời cũng nhận ra chất đặc sắc, điểm nhấn riêng của văn hóa bản địa.

TS LÊ HỒNG PHƯỚC, Đại học KHXH-NV TPHCM

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: cải lươngsân khấusân khấu cải lương
ShareTweetPin
Previous Post

Tìm “giờ vàng” cho sân khấu truyền hình

Next Post

Đề tài lịch sử trên sân khấu truyền thống: Áp lực làm mới những câu chuyện cũ

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
2
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
5
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
51
Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp - Ảnh 1
Tin tức

Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp

11/03/2023
3
Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh - Ảnh 3
Tin tức

Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh

09/03/2023
26
Nhắc tuồng quá đáng - Ảnh 1.
Tin tức

Nhắc tuồng quá đáng

09/03/2023
13
Next Post
Cảnh trong vở cải lương “Thiên mệnh” của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Đề tài lịch sử trên sân khấu truyền thống: Áp lực làm mới những câu chuyện cũ

NSND Bạch Tuyết đảm nhận vai diễn Dương Vân Nga trong vở "Thái hậu Dương Vân Nga". Ảnh: NVCC

NSND Bạch Tuyết kỷ niệm hành trình 60 năm gắn bó với cải lương

Cuộc sống hôn nhân hơn 45 năm của Thanh Kim Huệ - Thanh Điền

Cuộc sống hôn nhân hơn 45 năm của Thanh Kim Huệ - Thanh Điền

Discussion about this post

Đọc thêm

Thí sinh Đinh Thị Kim Chi, ở Ngã Năm - Sóc Trăng thể hiện bài ca cổ "Nhớ cha".

VCK Hội thi giọng ca cải lương giải “Điêu Huyền” lần thứ II đong đầy cảm xúc ở Cần Thơ

09/06/2021
2
NSƯT Vũ Linh và Thanh Thanh Tâm trong vở “Bạch Đằng giang” của tác giả Tô Thiên Kiều

NSƯT Thanh Thanh Tâm: Rời xa ánh đèn sân khấu, gắn bó với nghề chăm sóc sắc đẹp nơi xa xứ

24/09/2021
14

Nhà hát đủ tầm cho cải lương, không có: Tại ai?

28/09/2017
0
Nghệ sĩ Kim Phượng qua đời vì Covid - Ảnh 1.

Mắc Covid-19, nghệ sĩ Kim Phượng qua đời ở tuổi 66

26/07/2021
3

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In