Hành trình kịch

Hành trình kịch

20/09/2021
456 Lượt xem

(CLV) – Năm 1958-1964 Đoàn Chuông vàng Thủ đô danh nổi như cồn với vở cải lương “Kiều” với cặp Kim Xuân Tiêu Lang nổi tiếng, thế nên khi Bố đưa đến Khu gian Đọan đầu máy HN (gần tránh tàu Khâm thiên), thì người đã đông nghìn nghịt trong khu gian có mái tôn cao tít, lòng nhà rộng mấy trăm mẻt vuông.

Nghển cổ ra mà xem, 3 cái micoro như 3 đài sen úp ngược tòng teng dây ngang lưng lửng sân khấu. Loa nén to đùng (so với âm thanh sterro bây giờ thì thuộc loại xách dép) Xem mê man nhá. Rồi nhớ đoạn Từ Hải chết đứng Thuý Kiều vật vã dưới chân ca hàng chục phút… nôm na thế !

Hành trình kịch

Hành trình kịch

-Năm 1960 ngày 2/9 ba giờ sáng Thím cháu dạy cuốc bộ từ làng ra bốt điện ngã tư Cửa nam : chầu chưjc xem duyệt binh. Hơn 8h đoàn quân giương lê, rầm rập bước đều đi ngang qua…giơr cơm nắm muối vừng ra ăn khát tu vòi nước máy. 9h đi tàu điện xuôi Bờ hồ leng keng chuông gõ- đi tới Rạp Chuông vàng xem “Bạch Viên Tôn Các” Úi giời, lần đầu tiên xem kịch cải lương trong rạp lừng danh phố cổ, say mê nuốt từng lời “khúc ca hoa chúc”. Diễn viên xinh như mộng hát múa quanh Tây vương mẫu, lung linh như lạc vào tiên cảnh, hàng tràng pháo tay sau đoạn ca mùi mẫn dài hơi..

-Năm 1964 bà già con trẻ ra bãi Khương thượng từ 17h vì sợ hết vé. Đoàn Kim Phụng diễn “Ngưu lang Chức nữ”. Bãi gạch rộng thế mà ken đặc cứng người. Sát sân khấu xem rõ họ kéo ròng rọc cho Tiên nữ “bay” về giời, các dây nối các khúc thuỷ tinh, các mảng kim tuyến cứ long lanh bắt sáng…Mê ly giọng ca ngọt ngào, dàn nhạc réo rắt… Mấy tối sau diễn những là Nhị Độ Mai, Phạm Công Cúc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa-Cái thằng tôi đi xem tất tàn tật (bằng tiền bán cua dành dụm được trong cả tháng). Ngây ngất nhớ giọng ca diễn viên, tích và các đoạn hay mọi nhẽ !

-Bố chở xe đạp cả hai đứa con lớn, Tôi bị ê đit vì ngồi dóng ngang xe đạp, xuống là tập tễnh leo bậc thang Nhà hát nhân dân ngoài trời, ngồi bục gạch nóng rãy mông. Xem kịch nói trung ương “Đứng gác dưới đèn nê ông”, giờ chỉ nhớ câu “viên đạn bọc đường” Tháng sau là “Quẫn” “Ni na” là “Đảo Thần Vệ nữ” suốt ngày dài, lại đêm thâu, chúng ta đi, đi khắp Phi châu-Trần Tiến ngâm nhớ mãi.

-Giờ thì chả ai nhớ cái suýt xoa khi đuoc cặp vé phân phối “Chị Nhàn” “Đai đội trưởng của Tôi” ” Đôi mắt”

“Nổi gió” của đoàn kịch nói TCCT, “Bản danh sách mật” đoàn kịch Công an HN…đâu nhỉ

-Chúng tôi xem phim bãi Khương thượng 19-21h, ra rạp Đống đa, bởi biết Rạp đang diễn kịch. Sẽ nhờ chị cùng làng cho xem ké kịch phần cuối. Đoan cải lương TƯ vở “Quang Trung”. Hết kịch cô MC ỏn ẻn mời khán giả ở lại xem tổng duyệt “Con gà chân chì” mới dựng. Ơ hơ thấy diễn viên nhanh thế trưoc là Hoang hậu xinh tươi-vở sau đã là Bà già đanh đá với kẻ thù…Rồi là hồi ý gày tong teo bọn tôi lách qua nan cổng sắt trường Lê Hồng Phong dễ dàng. xem “Người con gái đất đỏ” Cải lương Nam bộ diễn theo hợp đồng. Tuy đã nghe Kèn hát quay tay thuộc tích lẫn nhời, mà xem vẫn thích thú.

-Năm 1968, 1969 ơn giời được xem kịch nhiều tại rạp Đống đa gần nhà. Đi làm thêm anh chị chủ rất khoái xem kịch. Hứng lên, ông anh xuống xưởng-tay chống nạnh thông báo ” A lê về sớm, Tôi chiêu đãi vé xem kịch”. Thì mới biết đoàn Kim Lan đa tài (Tối hôm trước “Quan Âm Thị Kính” chèo. tuần sau tuồng “Tiết đinh Quý-Phàn lê Hoa”) Đoàn múa rối TW diễn 2 suất/đêm ngàn ngạt người xem “Tổng bại-Nùng phai Gau dự”. Đoàn cải lương Hoa Mai Hà tây diễn mấy đêm liền “Nổi gió” đình đám (Ông anh mới tòi ra thằng con, cả nhà nhất trí đặt tên là Phương) Giờ nhớ lại thì vẫn hai hãi vẻ mặt nanh ác của mẹ cô Cám (Minh Tâm đóng) bên bờ giếng nhấp nhoá ánh đèn xanh đỏ khi bắt được con cá bống-Đoàn chèo HN diễn các bà trong làng kéo ra xem đông và nức nở khen hay. Đoàn dân ca bài chòi liên khu năm diễn “Thoại Khanh Châu Tuấn” đầy nước mắt vắng khán giả-khó nghe thổ ngữ đằng trong.

Đoàn kịch nói HN diễn 2 vở : Kịch thơ “Nguyễn Trãi” phông sân khấu nhõn cành hoa mai, bác Trần Hạnh vai Nguyễn Trãi luôn liệng sát gần cánh gà mọi lúc (Ý chừng Ngài quên lời thoại cần nhắc, Ngồi gần thấy rõ cả đường gân cổ cò của Bác ý) “Âm mưu và Tình yêu” không khí cứ âm âm u u toàn khán phòng, cái giọng eo éo của Quốc Toản…

-Tối mồng 5 tết nguyên đán hàng năm, vị nào còn nhớ ra gò Đống đa xem kịch không mất tiền. Đoàn tuồng bắc diễn liền mấy năm “Nghêu Sò Ốc Hến” sân khấu ước lệ sơ sài, xem gần rõ cả nét hoá trang trên mặt diễn viên. Nhưng mà diễn hay, cảm phục sự yêu nghề của diễn viên ăn13kg gạo/ tháng. Nay ko biết còn diễn phục vụ như ngày xưa không ? Có đận kịch nói TƯ cũng Hến Ốc Sò Nghêu thì đông nghịt người xem (Trần Tiến, Đoàn Dũng, Đoàn Khôi, Mạnh linh…khỏi bình)

-Sau 1975 tôi hay mua vé xem kịch nói tại rạp Công nhân. Vở “Đội cận vệ thanh niên” giờ nhớ chao ơi từ đầu tới cuối vở tuyền cảnh hôn gió, tiếng trống cà rùng của đội quân phát xít 2 hàng đi từ dưới sân khấu lên xử bắn các đồng chí, cái phông xanh xám vẽ sóng sông cách điệu đẹp dã man-Mấy ai nhớ Minh Trang và Đam ka thủ vai Hà Mi thay nhau các đêm diễn vở “Hà mi của Tôi”. Hoàng Dũng mới vào đóng vai phụ áo may ô hở rốn, giọng trầm ấm đặc biệt. Vở “Tiền tuyến

-Sau này1976-1978 các đoàn cải lương trong nam đổ bộ ra làm mưa làm gió miền bắc : Sài gòn 1,2,3 với hàng loạt sao Út Trà Ôn, Thành Được, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ, Ngọc Giàu… Cải lương bắc Thanh Thanh Hiền và bao NS tên tuổi, bao nhiêu đoàn diễn phải cầm chừng cầm chừng. Sân khấu nhường chỗ cho kịch nói, tấu hài và ca nhạc. Chưa kể tới Tivi phát đều chương trình sân khấu bộ ba vở chèo của Tào Mạt “Bài ca giữ nước” có Hề hoạn, “Tìm lại cuộc đời”, “Đời cô Lựu”, “Tiếng trống Mê linh”, “Cây sầu riêng trổ bông”…Rồi thì nhà nhà đều có đầu video, Catset (nội địa hay mới cóng tuỳ theo giá tiền)

-Hội trường ĐH Thuỷ lợi gần cả tháng kìn kịt người tới xem Chèo cải biên “Nàng Si Ta” (của Chèo Hà nội với Quốc Chiêm Lâm Bằng) và “Mùa hè ở biển” của Kịch nói Nam hà sau thời gian dài bị cấm.

Sau này kịch Lưu Quang Vũ tràn ngập: “Tôi và Chúng ta, Lời thề thứ 9. Khoảnh khắc và vô tận. Hồn Trương Ba da Hàng thịt” …được các đoàn thi nhau dàn dựng. Ca sỹ Duy Thường người làng chỉ bị gãy chân, sau tai nạn bi thảm gây chết Như Hoa hát chèo và Tiến Thành tân nhạc.

-Rạp Hồng Hà và Đại nam có Tổng cục hậu cần nổi tiếng với 3 vở : bài ca giữ nước của Nghệ sĩ Tào Mạt “Nguyên phi Ỷ lan” “Lý Nhân tông kế nghiệp” ” Lý nhân tông tuyển hiền”, “Bên thành Xương gíang” của Chèo Hà bắc. “Cô Son”và “Hồ Xuân Hương” của chèo Hà nội-thường xuyên treo pa nô biểu diễn quay vòng tại 2 rạp này.

-Thời bao cấp khốn khó, người dân say mê xem kịch-dù phải xếp hàng, dù bóp bụng mua vé dân Phe. Các đoàn kịch rong ruổi đường trường đi phục vụ. Phông màn đạo cụ tồi tàn, bù lại là dàn diễn viên yêu nghề, các đạo diễn uyên bác, các tác gia biên kịch uyên thâm…đã làm cho Thánh đường Nghệ thuật sáng đèn, sáng trong nỗi nhớ của thế hệ chúng tôi, giờ đã trên dưới 70 cái lá vàng tơi.

-Không bao giờ quên đâu : Những diễn viên nổi tiếng hiện lên vơi các giai thoại đời tư, bàn tán họ đêm nay có diễn không để mà mua vé xem. Phông màn cung điện xưa, những bộ xiêm y Vua Chúa Hoàng hậu lấp lánh thạt đẹp long lanh và hết chỗ nói ra các cung bậc xúc cảm khi tan kịch.

Hồi đó Tôi chịu khó đi xem kịch lắm, vé không rẻ và đạp xe đạp gần chục km là chuyện thường thôi nhá.

-Thế hệ chúng tôi say mê phim, sân khấu đủ cả kịch nói, chèo, tuồng, cải lương của tất cả các đoàn Trung ương và Địa phương trong nam ngoài Bắc, diễn trong rạp hát hay ngoài bãi rộng ở mọi nơi. Xem nhiều đến nỗi thuộc lòng về nhà tụ tập diễn hát như diễn viên. Đúng là các vở kịch đó đem lại sự say mê, đã truyền tới lòng yêu Tổ quốc, tình yêu Quê hương đậm đà, gắn khéo léo trách nhiệm công dân. Chúng tôi cũng sống qua thời chiến tranh và bao cấp khốn khó đó, nhưng không sao quên được những tác phẩm văn hoá qua các vở kịch

+Kịch Nước ngoài : Lôi Vũ” (Tào Ngu) “Liu-Ba”, “Ni-La cô bé đánh trống trận”, “Chuông đồng hồ điện Kremlin”, “Xâm lược”, “Platon Creset”, “Đảo thần vệ nữ”, “Xi-bê-ri nở hoa”, “Đứng gác dưới ánh đèn nê-ông”, “Người đốt đền”, “Những con nai xanh”, “Nơi ẩn náu của cuộc đời”, “Chuông đồng hồ điện Kremlin”, “Đứng gác dưới ánh đèn nê-ông”. “Ma-sa”, “Con cáo và chùm nho”, “Âm mưu và tình yêu”

+Kịch Việt nam : “Con nai đen” của Nguyễn Đình Thi, “Những người ở lại” của Nguyễn Huy Tưởng. Đào Hồng Cẩm với vở “Đại đội trưởng của tôi”. Chùm 3 vở kịch Đất-Nước-Mùa Xuân của Nguyễn Vũ. Nguyễn Đình Thi là “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” và “Rừng trúc”, Nhà hát Tuổi trẻ là “Lời thề thứ 9”, “Nhân danh công lý” và “Hà Mi của tôi”

+Mảng nhạc kịch của nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch Việt nam diễn hiếm hoi Cô Sao, Người tạc tượng của Đỗ Nhuận, Ruồi Trâu, Epneghin,

+Các trích đoạn đặc sắc của các vở kịch kinh điển và các màn biểu diễn của các Nghệ nhân, Nghệ sỹ sân khấu nay chỉ còn trong các băng phim tư liệu truyền nghề cho các thế hệ sau. Than ôi một thời hoàng kim sân khấu nay còn đâu? có chăng chỉ trong tâm trí người già cao tuổi, lạc lõng với @ và 4.0.

Theo Chuyện quê


5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *