Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Chí Linh: Trăn trở viết và dựng vở sử Việt

Thanh Hiệp
27/07/2022
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 5 mins read
0 0
A A
0
Nghệ sĩ Chí Linh: Trăn trở viết và dựng vở sử Việt - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Chí Linh trong một vai diễn cải lương tuồng cổ. (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

0
SHARES
2
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CL) – Nghệ sĩ Chí Linh luôn trăn trở về đội ngũ kế thừa, không chỉ diễn viên mà còn với cả lực lượng tác giả, đạo diễn sân khấu cải lương

Phóng viên: Vừa làm đạo diễn vở “Lan Lăng Vương nhập trận khúc” của tác giả trẻ Yến Ngân, mở đầu cho xu hướng làm live show bằng vở tuồng của nghệ sĩ trẻ, ông có xem đây là sự đột phá?

Nghệ sĩ CHÍ LINH: Nghệ sĩ trẻ Hoàng Hải cũng vừa làm chương trình kỷ niệm “10 năm với đam mê”, lỗ vốn do mức đầu tư lớn dù vé bán kín rạp, song bù lại là diễn viên trẻ được vào các vai có sức nặng. Lâu nay Hoàng Hải chỉ diễn vai tính cách, vai phụ, không ai dám giao vai chính nên việc em tự làm chương trình và đầu tư cho mình một vai chính rộng đất diễn là hết sức chính đáng. Tôi không cho đó là cú đột phá mà thấy hào hứng khi khán giả còn thương sàn diễn cải lương tuồng cổ, còn đến xem và ủng hộ diễn viên trẻ. Càng vui hơn khi 2/3 khán giả là giới trẻ.

Theo ông, có ổn không khi sàn diễn cải lương tuồng cổ cứ viết và dựng các vở dựa theo tích truyện Tàu, ca diễn theo phong cách Hồ Quảng?

Thực tế, để viết và dựng vở chính sử Việt khó như “mò kim đáy biển”. Nhiều tác giả lão làng đã ra đi, tác giả trẻ thì chưa đủ trình độ để viết. Sai sử, hư cấu không hợp lý, phá hỏng tư tưởng của câu chuyện theo kiểu phải đủ “hỷ, nộ, ái, ố”, rất khó.

Chắc chắn là không ổn khi sàn diễn cứ dùng kịch bản cũ, diễn theo tuồng tích Trung Hoa. Tuy nhiên, để có được nguồn kịch bản sử Việt dựng đúng phong cách tuồng cổ như: “Câu thơ yên ngựa”, “Tô Hiến Thành xử án”, “Bão táp Nguyên Phong”, “Bức ngôn đồ Đại Việt”… không phải chuyện đơn giản. Để nuôi sống nhân viên cũng như diễn viên quần chúng, một đoàn xã hội hóa như Chí Linh – Vân Hà phải chọn cách “lấy ngắn nuôi dài”. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, khán giả quay lại rạp, thích xem cải lương tuồng cổ với những vở cũ hoặc viết mới theo phong cách tuồng cổ thì chúng tôi phải đáp ứng. Về lâu dài thì phải tính khác.

Nghệ sĩ Chí Linh: Trăn trở viết và dựng vở sử Việt - Ảnh 1.
Nghệ sĩ Chí Linh trong một vai diễn cải lương tuồng cổ. (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Ông có thể nói gì về dự án mới của sân khấu Chí Linh – Vân Hà? Việc “tính khác” đó có khả thi?

Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc 2022 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại TP HCM. Tôi và vợ (nghệ sĩ Vân Hà – PV) đang đầu tư một kịch bản sử Việt để diễn viên trẻ của đoàn dự thi. Với vai trò đạo diễn, tôi còn dàn dựng một số trích đoạn để các diễn viên tham gia Cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang 2022.

Hai nghệ sĩ Dương Kim Tiến và Nguyễn Văn Hợp cũng đặt hàng tôi dàn dựng một vở tuồng sử Việt, sau thành công của nhóm nghệ sĩ xã hội hóa này với vở “Thủy chiến” – nói về trận thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Tôi thật sự hào hứng và cảm nhận các diễn viên trẻ rất nỗ lực, tạo dựng niềm tin về việc sẽ có nhiều vở diễn, trích đoạn sử Việt hay để phục vụ công chúng.

Sàn diễn cải lương của các đơn vị xã hội hóa đang gặp nhiều khó khăn, ông đề xuất điều gì?

Giá thuê rạp tăng cao. Dựng một vở diễn với riêng 3 suất tổng dượt, phúc khảo và công diễn đã tốn hàng chục triệu đồng nhưng vé thì không thể tăng giá. May mà chúng tôi được thuê điểm tập với giá hỗ trợ, còn nếu thuê rạp sẽ khiến tổng chi phí dựng vở tăng rất cao. Đây là bài toán khó. Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM cần tiếp sức để nghệ sĩ chúng tôi có điều kiện làm những vở đúng định hướng.

Theo nghệ sĩ Chí Linh, bài học quý nhất của nghệ sĩ là thấy được thất bại của mình qua vai diễn. “Điều giá trị nhất để nghệ sĩ trưởng thành chính là lời phê bình từ sự thương yêu của công chúng. Khán giả không ghét bỏ mà luôn muốn nghệ sĩ tiến bộ hơn. Ai suy nghĩ được điều này sẽ là một nghệ sĩ giỏi ở tương lai” – ông nhìn nhận.

5/5 - (4 bình chọn)
Tags: Chí Linhdiễn viên trẻđạo diễnkịch bản sử Việtnghệ sĩ Chí Linhnghệ sĩ trẻsân khấu cải lươngTrần Hữu Trang
ShareTweetPin
Previous Post

Giải Trần Hữu Trang 2022: Có nên để NSƯT tranh tài cùng nghệ sĩ trẻ?

Next Post

28 thí sinh vào vòng tuyển chọn “Chuông vàng vọng cổ” năm 2022

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
19
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
2
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
28
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
74
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
72
Next Post
28 thí sinh vào vòng tuyển chọn Chuông vàng vọng cổ năm 2022 - Ảnh 1.

28 thí sinh vào vòng tuyển chọn "Chuông vàng vọng cổ" năm 2022

NSƯT Diệu Hiền: Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há

NSƯT Diệu Hiền: "Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há"

Bình Tinh cùng Hoài Linh, Thoại Mỹ và đoàn Huỳnh Long lưu diễn miễn phí tại miền Trung ảnh 1

Bình Tinh cùng Hoài Linh, Thoại Mỹ và đoàn Huỳnh Long lưu diễn miễn phí tại miền Trung

Discussion about this post

Đọc thêm

Tiếc thương Chiêu Hùng – nghệ sĩ tài hoa, lận đận

23/12/2020
3
Làm mới sân khấu từ những thử nghiệm

Làm mới sân khấu từ những thử nghiệm

09/12/2022
0
NSƯT Kim Tử Long: Không ai có thể thay thế được giọng hát của NSƯT Minh Phụng - Ảnh 1.

NSƯT Kim Tử Long: Không ai thay thế được giọng hát của NSƯT Minh Phụng

05/09/2022
2
Cảnh trong vở Cuộc chiến Covid của sân khấu Lệ Ngọc.

Sân khấu đồng hành chống dịch

15/09/2021
1

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In