Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Nghệ thuật cải lương trong thời đại số – Bài cuối: Phát huy vai trò của cộng đồng

17/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
1
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, tác động từ cơ chế thị trường, các loại hình giải trí mới… đang ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có cải lương.

Để nghệ thuật cải lương không ngừng được sáng tạo, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cần phát huy vai trò của cả cộng đồng với các giải pháp vừa cấp thiết vừa mang tính lâu dài, căn cơ.

Nghệ thuật cải lương trong thời đại số - Bài cuối: Phát huy vai trò của cộng đồng
Nghệ sĩ nhân dân Lệ Thủy và Nghệ sĩ Ưu tú Minh Vương biểu diễn tại Chương trình giao lưu, biểu diễn và tôn vinh nghệ sĩ cải lương, nhân kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển Nghệ thuật sân khấu Cải lương (1918 – 2018). Ảnh: Gia Thuận/TTXVN

Đưa cải lương đến giới trẻ

Tiến sỹ Mai Mỹ Duyên, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Thiếu lực lượng khán giả say mê và hiểu biết cải lương là một trong những nguyên nhân chính khiến sân khấu cải lương trở nên xuống dốc. Vì vậy, đưa cải lương đến với giới trẻ là việc làm cần thiết để loại hình nghệ thuật truyền thống này có được thế hệ khán giả mới, bên cạnh việc đón nhận những loại hình nghệ thuật mới, cũng say mê, trân trọng nghệ thuật truyền thống của dân tộc như thế hệ cha anh trước đây.

Nghệ sỹ Linh Trung – nguyên Trưởng đoàn II, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, khán giả của sân khấu cải lương hôm nay cần có người trẻ, vì vậy cần giúp khán giả trẻ có kiến thức về cải lương ngay từ các trường học. Ngoài ra, phải hiểu cải lương rồi mới thích, mới thấy thương.

Với suy nghĩ ấy, cùng bạn bè, nghệ sỹ Linh Trung đã phối hợp với một số nghệ sỹ và giáo viên thực hiện chương trình “Nhạc dân tộc như lời ru của mẹ”, bước đầu đã giới thiệu cho các em nhỏ ở một số trường học tại huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) làm quen với những cây đàn, bài ca, trích đoạn của một vở cải lương.

Mới đây, trong khuôn khổ dự án Di sản kết nối do Hội đồng Anh tổ chức, một số trích đoạn cải lương đã được đưa ra biểu diễn tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo khán giả, nhất là khán giả trẻ.

Tiến sỹ Lê Hồng Phước, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Cần có cách tiếp cận phù hợp, đa dạng để đưa cải lương đến gần hơn với người trẻ, phải làm cho người trẻ hôm nay hiểu nghệ thuật cải lương, hiểu rồi họ sẽ yêu. Việc biểu diễn cải lương ngay tại đường sách là cách làm phù hợp, góp phần đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả, nhất là khán giả trẻ.

Bạn Nguyễn Thị Thu Hà, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Sinh ra và lớn lên ở Huế, khi còn nhỏ em đã được đi xem cải lương ở rạp hát cùng ông bà nội. Nay đến không gian đường sách, trực tiếp trò chuyện với nhiều nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, nghe nghệ sỹ phân tích về cái hay, cái đẹp của cải lương và được xem biểu diễn nhiều trích đoạn của các vở cải lương như “Tình mẫu tử” (soạn giả Viễn Châu), “Sông dài” (soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng), em hiểu hơn về nghệ thuật cải lương truyền thống của dân tộc. Sau này, nếu có những chương trình biểu diễn như thế này, em sẽ mời một số người bạn là học sinh nước ngoài đang học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh đến để cùng thưởng thức, giúp họ hiểu hơn về nét văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam.

Nỗ lực chung tay

Để bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương, thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ, một vấn đề đặt ra là các nghệ sỹ của sân khấu cải lương hôm nay không thể dừng lại ở việc chỉ diễn vở diễn quen thuộc, những tích tuồng cũ. Vì vậy, muốn sân khấu có thể liên tục sáng đèn, một trong những vấn đề quan trọng là bên cạnh vở diễn mang tính kinh điển của nghệ thuật cải lương, cần có nhiều vở diễn mới khai thác được tính thời đại, đề cập đến vấn đề mang tính thời sự…

Với quan điểm này, đạo diễn, soạn giả cải lương Đồng Thị Quế Anh, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật tỉnh Đồng Nai đã chia sẻ: Trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả ngày càng cao. Do đó, bên cạnh việc bảo tồn những tác phẩm kinh điển, cần có nhiều tác phẩm cải lương khai thác được tính thời đại để thu hút nhiều hơn người trẻ đến với sân khấu cải lương.

Soạn giả cải lương Đồng Thị Quế Anh cũng chia sẻ, thuộc lớp người sinh năm 1975, chị luôn ngưỡng mộ các soạn giả, nghệ sỹ cải lương thế hệ đi trước và luôn nhìn lên những thành công của bậc tiền bối để làm động lực cho bản thân. Tuy nhiên, khi viết những vở cải lương với đề tài mới, chị luôn muốn lồng ghép hơi thở đương đại, suy nghĩ xem khán giả hôm nay cần gì.

Năm 2018, qua theo dõi các phương tiện truyền thông, chị nhận thấy chọn vấn đề thời sự để viết kịch bản vở cải lương mang tên “Hồi sinh” với mong muốn chuyển tải một câu chuyện cảm động mang tính nhân văn thông qua vở diễn. Vở cải lương “Hồi sinh” sau đó đã được Nhà hát nghệ thuật tỉnh Đồng Nai biểu diễn thành công, thu hút nhiều khán giả trong và ngoài tỉnh đến xem.

Bên cạnh yếu tố kịch bản, có nghệ sỹ cải lương cũng bày tỏ trăn trở, mỗi nghệ sỹ muốn biểu diễn thành công phải hiểu rõ tính cách nhân vật, hoàn cảnh sống của nhân vật trong từng vở cải lương. Dù sân khấu cho phép có tính ước lệ thì trên sân khấu người nghệ sỹ phải chú ý mình đang hóa thân vào nhân vật nào, có nếp nhăn, vết sẹo không… Các nghệ sỹ trẻ cần lưu tâm nếu không sẽ mất đi lòng tin yêu của khán giả.

Chung quan điểm này, Tiến sỹ Lê Hồng Phước, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: Mỗi vở diễn thành công có sự đóng góp rất lớn của các nghệ sỹ biểu diễn. Một số nghệ sỹ trẻ hiện nay có giọng ca rất hay nhưng để thu hút khán giả khi biểu diễn bên cạnh kỹ thuật còn cần có cái “hồn”. Sân khấu đẹp là tốt, nhân vật của vở diễn có trang phục đẹp, lộng lẫy, nhưng phải thật, phù hợp mới có sức thuyết phục khán giả, như vậy mới “kéo” khán giả đến với sân khấu ngày càng nhiều hơn.

Thanh Trà (TTXVN)

Đánh giá bài viết
ShareTweetPin1
Previous Post

Nghệ thuật cải lương trong thời đại số – Bài 1: Cải lương thật và đẹp

Next Post

Muộn màng

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
36
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
22
Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
188
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
35
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
24
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
64
Next Post
Cải lương muộn màng

Muộn màng

NSND Triệu Trung Kiên cùng các nghệ sĩ khoe tượng Mai Vàng ở Hà Nội

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa phục dựng vở cải lương “Kêu cứu”

Discussion about this post

Đọc thêm

NSND Lệ Thủy: Hạnh phúc là mâm cơm gia đình

03/09/2019
1

NSƯT Thoại Mỹ lần đầu tiết lộ sự thật về cuộc ly hôn cay đắng, phải uống thuốc độc tự vẫn và muốn xuống tóc đi tu

29/09/2017
1

Đưa cải lương vào game show: cứu hay giết cải lương?

26/11/2019
4
Mai Vàng nhân ái thăm 2 nghệ sĩ ở Tây Ninh - Ảnh 1.

“Mai Vàng nhân ái” thăm 2 nghệ sĩ ở Tây Ninh

28/05/2021
17

Đọc nhiều

  • Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1

    Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In