Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

Nợ nước non: Đồng vọng của sự linh thiêng sông núi…

Thùy Trang
27/07/2022
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Văn Ba và Út Tâm

Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Văn Ba và Út Tâm

0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

Trong hai đêm 25 – 26.7, tại Nhà hát Thành phố, vở cải lương Nợ nước non đã chính thức ra mắt, phục vụ khán giả TP.HCM và người dân cả nước qua truyền hình trực tiếp. Không chỉ thành công là một vở kịch hát về đề tài lãnh tụ, Nợ nước non đã tiếp thu và phát triển được các yếu tố của nghệ thuật sân khấu hiện nay, vừa dân tộc vừa hiện đại.

Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Văn Ba và Út Tâm
Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Văn Ba và Út Tâm

Nợ nước non được đạo diễn NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ. Tác giả cho biết, tên gọi Nợ nước non xuất phát từ lời bài ca mà bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Bác Hồ vẫn thường hát ru cho các con nghe: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch, rách thơm/ Công danh là nợ nước non phải đền”. Đây là vở diễn đầu tiên trong ba vở diễn dựa trên bộ tiểu thuyết sử thi gồm ba tập mang tên Nước non vạn dặm, tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng thiếu thời đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ chủ đạo là cải lương với một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác như dân ca Ví giặm xứ Nghệ Tĩnh, ca Huế, bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ, vở diễn không chỉ khắc họa sâu sắc hình tượng Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành mà còn thể hiện hình tượng mẹ Hoàng Thị Loan, cha Nguyễn Sinh Sắc cùng một số nhân vật có nhiều ảnh hưởng đến Bác trong không gian văn hóa của các vùng miền từ Bắc chí Nam. Từ đó, giúp người xem hiểu hơn về một vĩ nhân nhưng rất “đời”, rất người và luôn nặng tình non nước.

Nợ nước non là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Tác phẩm được sáng tạo với quan điểm dân tộc và đương đại, vừa bảo tồn được giá trị của nghệ thuật sân khấu Cải lương dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa của sân khấu đương đại thế giới. Tính đương đại được thể hiện qua bút pháp của tác giả, sự ngẫu biến trong sáng tạo của đạo diễn. Tác phẩm còn là sự hòa quyện giữa phương pháp sân khấu Tự sự phương Đông, Aristote phương Tây cùng quan điểm của sân khấu đương đại. Vở kịch hát không triển khai theo tuần tự thời gian cuộc đời và sự nghiệp của Bác, mà là sự nối tiếp nhau giữa thực tại và quá khứ; từ các hồi ức của Bác về gia đình, quê hương, đất nước được trỗi lên từ tâm khảm cũng như hoàn cảnh, phong thổ những vùng đất mà Bác đã đi qua.

Có lẽ điểm nổi bật nhất của vở kịch hát Nợ nước non chính là phần âm nhạc. Bên cạnh hệ thống bài bản Cải lương được bảo tồn nguyên vẹn làm chủ đạo thì phần nhạc nền cho vở diễn là âm nhạc Giao hưởng, bởi tư tưởng và sự nghiệp của Bác không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà mang tầm nhân loại. Bên cạnh đó, âm hưởng các vùng miền đất nước được vang lên theo dấu chân Bác, từ Ví giặm Nghệ Tĩnh; câu hò Huế; dân ca Bài Chòi; câu hò Nam Bộ cứ thế nối tiếp nhau như sự đồng vọng của linh thiêng sông núi cùng nỗi lòng của Bác với Tổ quốc, quê hương tạo nên những rung cảm thẩm mỹ…

Cảnh mở đầu vở diễn, Nguyễn Tất Thành từ Bình Thuận vào TP.HCM
Cảnh mở đầu vở diễn, Nguyễn Tất Thành từ Bình Thuận vào TP.HCM

Để đảm bảo xây dựng thành công hệ thống hình tượng nhân vật, ê kíp cho biết đạo diễn và các nghệ sĩ đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng các tư liệu lịch sử về Bác và gia đình, quê hương của Người. Với quan điểm chân thực, xúc cảm, thẩm mỹ; áp dụng có sáng tạo phương pháp “Thể nghiệm tâm lý nhân vật” của Aristote, các hình tượng nhân vật đặc biệt là hình tượng của Bác đã được xây dựng một cách sinh động, vừa linh thiêng vừa gần gũi, làm trào dâng những đợt sóng cảm xúc của người xem khi tái hiện hình ảnh về Bác kính yêu cùng gia đình của Người.

Theo dõi vở diễn, khán giả được đến với nhiều phân cảnh đẹp và xúc động, như cảnh đêm trăng bên dòng Lam giang của chàng trai Nguyễn Sinh Sắc và cô gái Hoàng Thị Loan; cảnh bé Nguyễn Sinh Cung chào đời trong vòng tay yêu thương của gia đình giữa mùa sen tháng Năm thơm ngát; cảnh ở kinh thành Huế, cậu bé Nguyễn Sinh Cung phải trải qua nỗi đau mất mẹ khi bố và anh đang ở xa; cảnh cha con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành đàm đạo thế sự; cảnh Nguyễn Tất Thành chia sẻ về chí lớn với ông chủ của Liên Thành Thương Quán Nguyễn Quý Anh; hay cảnh bến cảng Sài Gòn nơi Nguyễn Tất Thành – Văn Ba chia tay người bạn vong niên thời ở Huế trước chuyến đi xa vạn dặm… Sự đầu tư công phu cho những tạo hình thiết kế trên sân khấu kết hợp các hình ảnh được thay đổi linh hoạt trên màn hình lớn không chỉ tạo bối cảnh vừa sinh động, vừa hiện đại cho vở diễn mà còn góp phần đẩy mạch diễn lên cao, làm sâu sắc hơn những ý tưởng nghệ thuật cần chuyển tải.

Các diễn viên như NSƯT Mạnh Hùng (vai Nguyễn Sinh Sắc), Như Quỳnh (vai Hoàng Thị Loan), Minh Nguyệt (vai Út Tâm), Ngân Hà (vai Lê Thị Huệ), Đức Hảo (vai lão Đạt), Xuân Hùng (vai Lu-i E-du-a Mai-sen),… và đặc biệt là diễn viên nhí Anh Đức (vai Nguyễn Sinh Cung), đều đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng khán giả, nhiều trường đoạn và các lớp diễn đã thật sự gây xúc động. Nghệ sĩ Minh Hải trong vai Nguyễn Tất Thành là vai diễn “nặng ký” nhất, nhưng anh đã thể hiện xuất sắc thần thái, đó còn là những tâm sự, là nỗi trăn trở của người thanh niên trong lúc nước mất, nhà tan và quyết tâm chọn con đường ra đi tìm đường giải phóng dân tộc… Tuy nhiên có lẽ vai diễn lớn nên Minh Hải có phần căng thẳng, vài phân đoạn nam nghệ sĩ chưa thể hiện rõ tâm lý, gương mặt còn sự lo lắng. Được biết, vở diễn có sự phối hợp trình diễn của các diễn viên Đoàn nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ và các nghệ sĩ múa TP.HCM.

Sau hai đêm diễn tại TP.HCM, Nợ nước non sẽ biểu diễn phục vụ công chúng tại Bình Phước (ngày 27.7), Long An (ngày 29.7) và Đồng Nai (ngày 30.7).

Công diễn vở cải lương "Nợ nước non" về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn ảnh 2

Công diễn vở cải lương “Nợ nước non” về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn

(CLV) – Sau Hà Nội, vở cải lương “Nợ nước non” khắc họa về tuổi thơ và quá trình trưởng thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ có...

5/5 - (8 bình chọn)
Tags: cải lươngNợ nước nonsân khấusân khấu cải lương
ShareTweetPin
Previous Post

Những thông điệp nhân văn từ cuộc đời của Bác

Next Post

NSƯT Diệu Hiền: “Giọng hát khó bắt chước nhất là Mỹ Châu”

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
19
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
2
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
28
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
75
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
74
Next Post
NSƯT Diệu Hiền: Giọng hát khó bắt chước nhất là Mỹ Châu

NSƯT Diệu Hiền: "Giọng hát khó bắt chước nhất là Mỹ Châu"

Nghệ sĩ Lê Thiện ở tuổi 77. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Diễn viên Lê Thiện: 'Tôi sốc khi trượt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân'

NSƯT Thoại Mỹ không được xét duyệt NSND: 'Tôi buồn nhưng không hổ thẹn với bản thân' ảnh 1

NSƯT Thoại Mỹ không được xét duyệt NSND: 'Tôi buồn nhưng không hổ thẹn với bản thân'

Discussion about this post

Đọc thêm

Cười hả hê với Chí Linh, Vân Hà trong Ngũ hổ bình tây - Ảnh 1.

Cười hả hê với Chí Linh, Vân Hà trong “Ngũ hổ bình tây”

27/06/2021
10

Bao giờ cải lương có được Hà Triều, Hoa Phượng?

31/03/2018
5
Kim Tử Long: Khán giả vẫn thương tôi sau scandal đánh bạc - ảnh 2

Kim Tử Long: “Khán giả vẫn thương tôi sau scandal đánh bạc”

28/01/2023
3

Nghệ sĩ Anh Vũ đột ngột qua đời, trái tim tôi nhói đau!

31/12/2020
4

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In