NSND Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ “hơi dài”

NSND Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ “hơi dài”

Chưa phân loại
25/03/2019
650 Lượt xem

Sáng 25-3, trong hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh, NSND Minh Vương đã có buổi giao lưu đầy ý nghĩa với 1.000 học sinh trường PTTH Hoàng Văn Thụ, quận 10, TP HCM. Ông đã ca bài vọng cổ “Nhớ dáng áo dài em” của soạn giả Đăng Minh bằng lối ca vọng cổ “hơi dài” đầy phong độ.

NSND Minh Vương giao lưu với học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ - quận 10 - TPHCM sáng 25-3

NSND Minh Vương giao lưu với học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ – quận 10 – TPHCM sáng 25-3

Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT)là dòng âm nhạc thính phòng của người dân Nam Bộ, có thể trình diễn ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thường không câu nệ về trang phục biểu diễn. Thế nhưng hiện nay với chương trình đưa sân khấu và dòng nhạc mang âm hưởng dân ca vào học đường đã tô điểm thêm sắc thái mới khi những nghệ sĩ, ca sĩ tôn vinh được chiếc áo dài Việt Nam. Tôi và soạn giả Đăng Minh đã nghĩ đến chiếc áo dài nữ sinh, vẻ đẹp thuần Việt của tuổi trẻ Việt Nam trên đường hội nhập, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể chính là góp phần đưa âm nhạc dân tộc và ĐCTT vào học đường. Một chặng đường dài gắn kết với nhịp đập của thế hệ trẻ để các em tự hào hơn về âm nhạc ngũ cung và nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ” – “Khôi nguyên vọng cổ” Minh Vương đã nói.

Ông đã ca hai bài vọng cổ tặng các em học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ

Ông đã ca hai bài vọng cổ tặng các em học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ

NSND Minh Vương đã có buổi giao lưu thật ý nghĩa tại sân trường cùng các em học sinh. Ông kể về quá khứ của tuổi trẻ ham mê ca hát và đúc kết kinh nghiệm, để từ đó phát huy những ưu điểm của giọng ca và trân quý chiếc áo dài của dân tộc.

Bộ môn nghệ thuật mà những người nông dân thường tụ họp nhau lại sau những giờ lao động vất vả trên đồng dưới ruộng, chỉ cần cây đàn kìm, đàn nhị, đàn tranh… là đã đủ gầy dựng một đêm hát vui trong làng xóm. Tôi bồi hồi nhớ lại những chương trình giới thiệu về ĐCTT mà biên tập Kim Hà của Ban Văn nghệ HTV đã thực hiện, đưa chúng tôi đi thực tế xuống tận đồng ruộng sau những mùa rặt. Người dân ngồi vòng quanh chiếu hát, uống chén nước trà, hút điếu thuốc, thích thú vỗ tay trước một bản đàn hay, tôi và nhiều nghệ sĩ đã ca hát những bài bản hết sức ngọt ngào. Nét đặc trưng của ĐCTT là nói lên được tâm tình chất phác thật thà của người dân yêu lao động, yêu quê hương chòm xóm. Thông qua những chương trình mà HTV đã giới thiệu, khán giả cả nước đã có được một hình dung chính xác về số lượng các CLB, đội, nhóm ĐCTT ở TP HCM và miền Nam. Nay, chương trình “Đưa âm nhạc mang âm hưởng dân ca” của gia đình cố nhạc sĩ Bắc Sơn đã thực hiện trong hơn 100 suất tại trường học, thật là ý nghĩa nên nghệ sĩ, ca sĩ ai cũng muốn được góp sức” – NSND Minh Vương tâm sự.

NSND Minh Vương và các ca sĩ Bích Phượng, Liêu Kỳ, Nghi Tâm, Khánh Tuấn, Tâm Tâm trong chương trình sân khấu học đường

NSND Minh Vương và các ca sĩ Bích Phượng, Liêu Kỳ, Nghi Tâm, Khánh Tuấn, Tâm Tâm trong chương trình sân khấu học đường

Thật vậy, nếu miền Bắc có ca trù, miền Trung có ca Huế thì miền Nam có ĐCTT. Với người dân Nam Bộ, ĐCTT chính là dấu ấn văn hóa từ rất lâu đời, đặc sắc đất phương Nam. Với chủ trương đưa sân khấu và âm nhạc dân tộc vào học đường, các nghệ sĩ đã nhiệt tình hưởng ứng chủ trương này và đi đầu là NSND Minh Vương. “Khi anh là người đi sâu vào việc giới thiệu những phong trào ĐCTT vững mạnh, đồng thời ghi hình hầu hết những buổi sinh hoạt chuyên đề, giới thiệu những bài bản cải lương được viết lời mới. Cố GSTS Trần Văn Khê đã từng khẳng định: “Miền Nam là cái nôi, là không gian để nghệ thuật ĐCTT và cải lương phát triển”. Và rõ ràng, nghệ thuật ĐCTT truyền thống cũng mang đậm nét đặc trưng văn hóa của con người và vùng đất nơi này: Dân gian và bác học, phóng khoáng và thân thiện. Đồng thời, ĐCTT còn thể hiện sự chân thành và nghĩa khí của con người ở vùng đất phương Nam. “Anh Minh Vương là tấm gương đẹp đối với thế hệ nghệ sĩ trẻ” – Nghệ sĩ Bích Thủy đã chia sẻ suy nghĩ của chị về người đàn anh trong nghề.

NSND Minh Vương và hai diễn viên Huỳnh Quý, Nguyễn Phi Long trong chương trình sân khấu học đường

NSND Minh Vương và hai diễn viên Huỳnh Quý, Nguyễn Phi Long trong chương trình sân khấu học đường

Bài và ảnh: Thanh Hiệp


Đánh giá bài viết

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *