Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong “Đời cô Lựu”

Thanh Hiệp
12/08/2022
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 4 mins read
0 0
A A
0
NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 5.

NSND Ngọc Giàu trong chương trình giao lưu nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam

0
SHARES
17
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Tối 19-10, trong chương trình giao lưu nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam do HTV tổ chức, NSND Ngọc Giàu đã tâm sự về bài học lớn trong nghề mà bà có được từ hai vai diễn trong “Đời cô Lựu”.

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 1.
NSND Ngọc Giàu và NSƯT Ngọc Đáng

Bà nhấn mạnh: “Đối với người nghệ sĩ, nhân vật chính là tấm gương giúp chúng tôi soi rọi mỗi đêm diễn trước công chúng. Một đời nghệ sĩ có hàng trăm lần đứng trước gương nhưng để nhìn thấy và khắc phục những khuyết điểm của bản thân không phải chuyện một sớm, một chiều. Bài học từ nhân vật mang lại cho người nghệ sĩ những trăn trở, suy tư về cách thâm nhập cũng như đúc kết những kinh nghiệm sống”.

Hai vai bà Hai Hương và Bảy cán vá trong “Đời cô Lựu” là hai khái niệm rõ nhất đối với sự chiêm nghiệm từ nhân vật mà NSND Ngọc Giàu đúc kết. Khán giả sinh viên đã có dịp nghe bà nói chuyện về quá trình lao động nghệ thuật để có được hai vai diễn này.

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 2.
NSND Ngọc Giàu và NSND Lê Thủy trong vở “Đời cô Lựu”

“Ngày xưa lúc chọn danh sách diễn viên đưa vào chuyến lưu diễn 5 nước Tây Âu tháng 2 năm 1984, tôi vui mừng lắm khi biết mình có tên và có hai diễn này. Do thiếu diễn viên, tôi phải đóng hai vai. Ban đầu trong kịch bản của tác giả Trần Hữu Trang là nhân vật ông Hai Hương do NSND Ba Vân đóng, trong vở còn có bà vợ do NS Tố Nữ đóng.

Nhưng để đủ lực lượng cho chuyến đi, đạo diễn NSND Huỳnh Nga đã đề nghị với má bảy NSND Phùng Há – thời đó má làm cố vấn nghệ thuật của đoàn, thay nhân vật nam thành nhân vật nữ. Thế là tôi vào vai bà Hai Hương. Còn vai cô Bảy cán vá do tôi nghĩ ra, khi vai nàng osin của gia đình Kim Anh có thêm một cô bé giúp việc dù tật nguyền nhưng tinh thần lạc quan” – NSND Ngọc Giàu kể.

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 3.
NSND Ngọc Giàu và NS Võ Minh Lâm trong trích đoạn “Hoa cuối mùa”

Để đúc kết cho mình thêm nhiều bài học, bà tâm niệm: “Nhân vật bà Hai Hương đã cho tôi một bài học sâu sắc: “Gieo hạt lành sẽ gặt trái ngọt”. Bà đã nuôi dưỡng Võ Minh Luân – con của cô Lựu để chờ ngày giao lại con cho Võ Minh Thành.

Ý nghĩa sâu sắc của tác giả Trần Hữu Trang là vào thời điểm đó, ông đã nhấn mạnh đến nhân tố tích cực của giai cấp vô sản, đó là vùng lên đòi quyền tự chủ. Ngọn cờ cách mạng ngoài côn đảo đã nêu cao tinh thần đấu tranh chống cường hào, ác bá trong con người Võ Minh Thành, để sống gần những bạn tù chính trị đã giúp nhân vật nhìn thấu sự dã tâm của bọn chủ điền.

Chúng đã cướp vợ, giết con của người tá điền. Tôi cũng học ở cô Bảy cán vá sự lạc quan, yêu đời trong cuộc sống. Tuy là thân phận ở đợ nhưng vẫn biết giữ thể diện. Bi kịch của hai người phụ nữ trong chế độ thực dân phong kiến là cô Lựu và Kim Anh là bi kịch của những người phụ nữ chịu nhiều áp bức và cuối cùng đã đứng lên, đương đầu với cái ác.

Tôi biết ơn và tri ân tác giả Trần Hữu Trang, ông đã để lại cho đời hai kịch bản đề cao giá trị của người phụ nữ trong cuộc sống, đó là “Đời cô Lựu” và “Tô Ánh Nguyệt” – NSND Ngọc Giàu nhấn mạnh.

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 4.
NSND Ngọc Giàu và NS Phượng Liên trong vở “Kiều Nguyệt Nga”

Bà đã đứng ra thị phạm cho các diễn viên trẻ thể hiện các vai diễn phụ nữ trung kiên, đảm đang và giàu nghị lực từ sân khấu cải lương cho đến kịch nói. Hành trang nghệ thuật của NSND Ngọc Giàu có đến hàng trăm vai diễn phụ nữ có số phận truân chuyên. Và bà đã trao truyền cho thế hệ nữ diễn viên trẻ, để qua đó họ nỗ lực không ngừng trong việc tạo dựng cho nghề những vai diễn hay từ bài học kinh nghiệm của bà và thế hệ nghệ sĩ đi trước.

“Tâm nguyện của tôi là hết lòng vì đàn em. Ai cũng có thể diễn được vai của thế hệ chúng tôi nhưng để diễn cho thật hay, có hồn thì phải học, phải rèn giũa. Nghề diễn viên không phải dễ dàng mà nghĩ ai có đam mê thì sẽ làm được” – bà nhắn nhũ chân thành.

NSND Ngọc Giàu tâm sự về bài học lớn trong Đời cô Lựu - Ảnh 5.
NSND Ngọc Giàu trong chương trình giao lưu nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam
5/5 - (3 bình chọn)
Tags: cải lươngnghệ sĩNghệ sĩ cải lươngNgọc Giàu
ShareTweetPin
Previous Post

Vinh danh những nữ nghệ sĩ đóng vai anh hùng dân tộc

Next Post

Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy ở tuổi 70 niềm đam mê còn mạnh hơn xưa

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
19
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
2
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
28
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
75
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
74
Next Post

Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy ở tuổi 70 niềm đam mê còn mạnh hơn xưa

Nghệ sĩ kêu gọi thành lập hiệp hội cải lương xã hội hóa

Kỷ niệm một trăm năm cải lương: Góc nhìn từ Paris 1931

Kỷ niệm một trăm năm cải lương: Góc nhìn từ Paris 1931

Discussion about this post

Đọc thêm

Nam ca sỹ trẻ Isaac trong "Song lang" (2018), bộ phim tái hiện thời kỳ vàng son của nghệ thuật cải lương Việt Nam. (Ảnh: CGV)

Kêu gọi người trẻ kể chuyện và lan tỏa giá trị của cải lương

13/10/2021
51

Lệ Thủy từ chối, Minh Vương ngại “cưa sừng làm nghé”

18/12/2020
19

Đạo diễn Quế Anh mang “Niềm khát” tới Liên hoan Sân khấu quốc tế thử nghiệm

18/12/2020
0

Chuyện tình Khau Vai, Đoạt hồn, Lôi vũ… mở lối mới cho cải lương

28/03/2019
20

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In