Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Tin tức

Ông Sáu Dân và ‘Thành phố buổi bình minh’

Trọng Thịnh
31/08/2022
in Tin tức
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
Ông Sáu Dân và Thành phố buổi bình minh ảnh 2

Vở diễn “Thành phố buổi bình minh”

0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Là tác phẩm sân khấu đầu tiên trong chương trình đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, vở cải lương “Thành phố buổi bình minh” do Nhà hát Trần Hữu Trang thực hiện diễn suất đầu tiên tối 28/8 tại Củ Chi (TPHCM) để phục vụ nhân dân.

Nội dung vở diễn phản ánh cuộc sống khó khăn, những trăn trở của các cấp lãnh đạo TPHCM ngay sau ngày đất nước thống nhất. Đặc biệt, thông qua nhân vật Chú Tư, vở cải lương “Thành phố buổi bình minh” khắc họa hiện thực chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – một trong những “kiến trúc sư” hàng đầu của công cuộc đổi mới ở TPHCM và cả nước thời kỳ đó.

Vở diễn phản ánh sinh động “cuộc chiến mới” của những người cách mạng trong vai trò các nhà quản lý vĩ mô trong những ngày đầu đất nước thống nhất với bộn bề khó khăn khi các chính sách cũ đã không phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố. Hình tượng ông Sáu Dân (bí danh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) trong vai trò Bí thư Thành ủy và những cán bộ lãnh đạo khác của TPHCM những năm đầu giải phóng được khắc họa cùng những suy tư, trăn trở trước cuộc sống bộn bề khó khăn của người dân. Để tháo gỡ những bất cập của cơ chế chính sách đang là rào cản cho sự phát triển của thành phố, những cán bộ lãnh đạo thời kỳ ấy có nhiều nỗ lực, dũng cảm, tìm cách “xé rào”, “cởi trói”, đưa thành phố vượt qua khó khăn, từng bước phát triển.

Vở cải lương “Thành phố buổi bình minh” (tác giả kịch bản: Xuân Đức; chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt; đạo diễn: Phan Quốc Kiệt; cố vấn nghệ thuật: NSND Trần Ngọc Giàu) có mặt nhiều nghệ sỹ tên tuổi: NSƯT Lê Tứ, NSƯT Lam Tuyền, Minh Trường, Thy Phương, Hà Như, Tiến Dũng, Tô Tấn Loan…. Trong thời gian tới, Nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức thêm 9 suất diễn tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam. Ngày 23/11 có suất diễn tại Trung tâm Văn hóa huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hoàng Song Việt – người chuyển thể cải lương của vở diễn cho biết, khi nhận kịch bản, anh rất mừng bởi nội dung kịch bản thể hiện rất thành công hình tượng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tuy nhiên, việc chuyển thể sang cải lương là một khó khăn không nhỏ. Hoàng Song Việt chia sẻ: “Làm sao giữ được hình tượng của chú Sáu Dân như kịch bản kịch nói nhưng lại đưa được vẻ đẹp của cải lương vào tác phẩm. Tôi suy nghĩ mãi và lựa chọn xây dựng nhân vật chính luôn thể hiện là một người có tác phong đĩnh đạc, nghiêm khắc. Nhưng khi tới cao trào, nhân vật cũng hát vọng cổ ở những khoảnh khắc hùng tráng nhất của vở diễn như khi vận động người dân xây dựng những công trình mang ý nghĩa xã hội hay thuyết phục mọi người đồng tình với chính sách mới. Điều này đã tạo ra sự gần gũi cho nhân vật cũng như truyền tải được vẻ đẹp của nhân vật lên sân khấu cải lương”.

Ông Sáu Dân và Thành phố buổi bình minh ảnh 1

Ông Sáu Dân và Thành phố buổi bình minh ảnh 2
Vở diễn “Thành phố buổi bình minh”

Vai diễn thể hiện hình tượng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được giao cho NSƯT Lê Tứ – một trong những diễn viên kỳ cựu của Nhà hát Trần Hữu Trang. NSƯT Lê Tứ kể, khi nhận vai anh rất lo bởi thể hiện hình tượng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa là niềm vinh dự nhưng đồng thời cũng tạo nhiều áp lực cho anh. Cố Thủ tướng là người rất nổi tiếng, luôn được quần chúng nhân dân yêu quý, kính trọng. Thể hiện một vai diễn “người thật việc thật” trên sân khấu không chỉ là “bê nguyên xi” tính cách của nhân vật mà còn phải có sự sáng tạo để tạo thêm vẻ đẹp cho nhân vật, cho vở diễn.

“Qua vở diễn này, tôi mới cảm nhận được tầm vóc của một lãnh đạo có công rất lớn trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Bác Kiệt thực sự là một người lãnh đạo tinh thần, một nhà tư tưởng lớn khi quan tâm lắng nghe mọi tiếng nói và giải quyết mọi tâm tư, khúc mắc của nhiều thành phần, nhiều đối tượng trong một xã hội còn nhiều phức tạp khi vừa bước ra khỏi cuộc chiến”, NSƯT Lê Tứ nói.

Ông Sáu Dân và Thành phố buổi bình minh ảnh 3
Hình tượng cố Thủ tướng được NSƯT Lê Tứ thể hiện khá thành công

Tối 28/8, dù trời đổ mưa khá lớn, tại Trung tâm văn hoá Củ Chi, hàng trăm người dân vẫn lũ lượt đội mưa đến xem vở diễn. Nhiều người rưng rưng nước mắt nhớ về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên của thành phố với biết bao khó khăn cùng những lo toan, trăn trở của người lãnh đạo thành phố. Ông Phan Nguyên, cán bộ hưu trí ngụ Khu phố 5 (thị trấn Củ Chi) nói, ông rất cảm động khi nhớ lại thời kỳ những người lãnh đạo TPHCM mạnh dạn đưa ra những quyết sách táo bạo và năng động. “Đã từng sống qua thời bao cấp, chúng tôi hiểu chỉ có những lãnh đạo có bản lĩnh, hết lòng vì dân, vì nước như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới đủ can đảm vượt qua những rào cản, dũng cảm đề xuất, xây dựng chính sách hợp lòng dân, đưa thành phố vượt qua khó khăn, có những bước tiến mạnh mẽ để có được như ngày hôm nay”- ông Phan Nguyên nói.

Trao đổi với báo chí, đạo diễn Phan Quốc Kiệt – Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang cho biết: Khi dàn dựng tác phẩm, anh nghiên cứu rất kỹ về giai đoạn lịch sử, đồng thời tìm kiếm thủ pháp dàn dựng phù hợp để đưa vở diễn chạm đến cảm xúc người xem. Nhờ dàn diễn viên tài năng của Nhà hát, vở diễn đã tái hiện sinh động, chân thực bối cảnh của thành phố sau ngày đất nước thống nhất, khắc họa thành công chân dung cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với những quyết sách, ý chí mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, tạo ra những thành tựu lớn trong quá trình tham gia lãnh đạo đất nước ở nhiều cương vị khác nhau.

5/5 - (3 bình chọn)
Nguồn bài viết: Tiền Phong
Tags: cải lươngHoàng Song ViệtLê Tứsân khấusân khấu cải lươngthủ tướng Võ Văn Kiệt
ShareTweetPin
Previous Post

Soạn giả Đức Hiền bị tai nạn, nhập viện

Next Post

“Kể chuyện Bác Ba Phi” chuyển sang cải lương

Related Posts

Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai: 60 năm phát triển, 60 năm tự hào…
Tin tức

Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai: 60 năm phát triển, 60 năm tự hào…

27/01/2023
2
Dàn sao đa thế hệ diễn cải lương dịp Tết - ảnh 3
Tin tức

Dàn sao đa thế hệ diễn cải lương dịp Tết

27/01/2023
3
Ra mắt sách nghiên cứu về lịch sử sân khấu cải lương
Tin tức

Ra mắt sách nghiên cứu về lịch sử sân khấu cải lương

23/01/2023
13
Cải lương kỳ vọng mùa Tết ảnh 1
Tin tức

Cải lương kỳ vọng mùa Tết

11/01/2023
4
Hoa hậu cải lương Như Huỳnh được vinh danh Nghệ sĩ tiêu biểu
Tin tức

“Hoa hậu cải lương” Như Huỳnh được vinh danh “Nghệ sĩ tiêu biểu”

10/01/2023
7
NSND Trần Ngọc Giàu dàn dựng vở Người đối diện lương tâm - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Trần Ngọc Giàu dàn dựng vở “Người đối diện lương tâm”

06/01/2023
7
Next Post
Kể chuyện Bác Ba Phi chuyển sang cải lương - Ảnh 1.

"Kể chuyện Bác Ba Phi" chuyển sang cải lương

Bản phối đầy ấn tượng với sự kết hợp của NSND Bạch Tuyết, NSND Thúy Hường, NSƯT Vân Khánh ảnh 2

Bản phối đầy ấn tượng với sự kết hợp của NSND Bạch Tuyết, NSND Thúy Hường, NSƯT Vân Khánh

Những chuông vàng vọng cổ bây giờ ra sao? - ảnh 1

Những chuông vàng vọng cổ bây giờ ra sao?

Discussion about this post

Đọc thêm

Sinh nhật 40 tuổi - NSƯT Minh Vương ca một lúc 6 bài vọng cổ - ảnh 1

Sinh nhật “40 tuổi” – NSƯT Minh Vương ca một lúc 6 bài vọng cổ

06/01/2023
32

“Kép độc” Khánh Tuấn mang niềm vui đến bệnh nhân tâm thần

17/12/2020
5
NSƯT Kim Tử Long cho biết khán giả chê anh hết thời, hát không ra hơi.

Nghệ sĩ Kim Tử Long: ‘Tôi từng cầm trong tay 1.000 cây vàng’

27/05/2021
27

NSƯT Thoại Miêu xúc động sống lại vai Sáu Bình

24/12/2020
3

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nguyện dành phần đời còn lại cho Phật Pháp

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lưu giữ nghệ thuật truyền thống qua artbook song ngữ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Phượng Hằng: Đỉnh cao của phụ nữ là gia đình

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Đào đóng kép, kép đóng đào – nghệ thuật hóa thân độc đáo
  • Nghệ sĩ hài kể chuyện vui “bói Kiều” ngày Tết
  • Hướng đi nào cho sân khấu truyền thống khi thiếu tác giả trẻ?

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In