"Vầng trăng cổ nhạc" sang tuổi 19 dù từng suýt dừng sản xuất

"Vầng trăng cổ nhạc" sang tuổi 19 dù từng suýt dừng sản xuất

Chưa phân loại
20/02/2019
535 Lượt xem

Tối 19-2, chương trình tọa đàm kỷ niệm “Vầng trăng cổ nhạc” do Đài Truyền hình TP HCM (HTV) thực hiện đã tròn 203 số phát sóng. Các nghệ sĩ sân khấu đã có nhiều trao đổi về chặng đường19 năm đồng hành cùng “Vầng trăng cổ nhạc”
Nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ niềm vui mừng vì sau 19 năm hình thành và phát triển, chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” đã là một sân chơi đầy ý nghĩa của nhiều thế hệ nghệ sĩ và khán giả mộ điệu sân khấu cải lương.

NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy và ba diễn viên trẻ: Kim Luận, Phùng NGọc Bảy, Ngọc Đợi

NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy và ba diễn viên trẻ: Kim Luận, Phùng NGọc Bảy, Ngọc Đợi


NSND Lệ Thủy nhắc lại trong niềm xúc động: “Tôi và anh Minh Vương được mời tham gia “Vầng trăng cổ nhạc” vào tháng 1-2000. Thời đó, chương trình tổ chức tại sân khấu Vườn hồng – Khách sạn REX vào tối trăng tròn trong tháng. Hễ có trăng tròn thì chương trình tổ chức chứ không nhất thiết là ngày nào. Chúng tôi nhớ nhất là những người đặt nền tảng đầu tiên khai sinh chương trình này là tác giả Huỳnh Minh Nhị và tác giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM”.
Các nghệ sĩ, soạn giả, đạo diễn, nhạc công đã gắn bó với "Vầng trăng cổ nhạc" của HTV 19 năm qua trong chương trình tọa đàm đặc biệt

Các nghệ sĩ, soạn giả, đạo diễn, nhạc công đã gắn bó với “Vầng trăng cổ nhạc” của HTV 19 năm qua trong chương trình tọa đàm đặc biệt


Tiếp lời người bạn diễn ăn ý, NSƯT Minh Vương tự hào: “Chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” đã vươn ra xa hơn, diễn tại công viên Chiến Thắng Hà Nội; ở miền Đông thì diễn tại Bình Dương; miền Tây tổ chức tại Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Hậu Giang… và được nhiều khán giả yêu mến. Có một giai đoạn sau 10 năm tổ chức, “Vầng trăng cổ nhạc” tưởng đâu đã dừng sản xuất. Thế nhưng, vượt qua nhiều khó khăn, HTV vẫn giữ “Vầng trăng cổ nhạc” tỏa sáng hằng tháng, là sân chơi ý nghĩa cho các thế hệ nghệ sĩ cải lương gặp gỡ khán giả”.
NS Tuấn Thanh, Phượng Hằng, Minh Vương trong chương trình "Vầng trăng cổ nhạc"

NS Tuấn Thanh, Phượng Hằng, Minh Vương trong chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”


Duy trì được chương trình này trong suốt 19 năm qua là nỗ lực rất lớn của những người thực hiện chương trình. Tuy nhiên, nếu không có sự yêu mến, ủng hộ của khán giả thì có lẽ chương trình đã không tồn tại được đến nay. Các khán giả của “Vầng trăng cổ nhạc” đã có nhiều đóng góp xây dựng để chương trình ngày càng hấp dẫn hơn, nhất là “Vầng trăng cổ nhạc” đã tạo cơ hội cho nhiều diễn viên trẻ từ cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” phát huy tài nghệ.
Các nghệ sĩ Võ Thành Phê, Thu Vân, Phùng Ngọc Bảy trong chương trình tọa đàm "Vầng trăng cổ nhạc"

Các nghệ sĩ Võ Thành Phê, Thu Vân, Phùng Ngọc Bảy trong chương trình tọa đàm “Vầng trăng cổ nhạc”


Trả lời câu hỏi làm thế nào để tiếp tục duy trì chương trình này ngày càng hay hơn, hấp dẫn hơn, danh ca NSƯT Thanh Tuấn nhấn mạnh: “Phải liên tục đổi mới, cập nhật đời sống hôm nay đưa vào bài vọng cổ, trích đoạn cải lương. Bài vọng cổ phải thật hay, để nghệ sĩ thể hiện đọng lại trong lòng người nghe sự sâu sắc, độ cảm nhận thăng hoa từ người ca, người đờn và người thưởng thức. Một số chương trình đã sử dụng bài ca viết còn nhạt, chưa sâu nên lời ca không đậm chất văn học”.
“Vầng trăng cổ nhạc” duy trì được đến nay, được nhiều khán giả trẻ quan tâm theo dõi sát sao qua từng chương trình là một điều rất ý nghĩa. NSND Lệ Thủy bày tỏ: “Chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” đã góp phần đào tạo một thế hệ khán giả trẻ hiểu biết, có tri thức và sự khen chê chính xác, để từ đó thúc đẩy sự phát triển của sàn diễn cải lương”.
g2 1550539658448987926400 15505398086251513490815Theo NSƯT Minh Vương, tất cả những ai yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương nói chung và “Vầng trăng cổ nhạc” nói riêng đều tin tưởng rằng loại hình nghệ thuật này sẽ sống mãi trong lòng người mộ điệu. Tuy nhiên, để làm được điều đó, vai trò lớn nhất vẫn là khán giả. HTV giữ vai trò cầu nối trong việc góp phần gìn giữ vốn quý của văn hóa dân tộc.
“Không chỉ “Vầng trăng cổ nhạc”, các chương trình “Chuông vàng vọng cổ” và “Ngân mãi chuông vàng” nhiều năm qua cũng đã tạo niềm cảm hứng và động lực rất lớn cho các bạn trẻ đam mê âm nhạc truyền thống. Với niềm cảm hứng ngày một lan tỏa, hy vọng rằng các bạn trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị của nền âm nhạc dân tộc mãi mãi trường tồn” – NSƯT Minh Vương kỳ vọng.

Thanh Hiệp


Đánh giá bài viết

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *