Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương – Bài 2: Bảo tồn, phát huy nghệ thuật cải lương trong thời kỳ mới

07/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
1
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Nhìn lại một thế kỷ thăng trầm, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, những người yêu nghệ thuật sân khấu cải lương vượt qua khó khăn, nỗ lực sống hết mình vì nghề, vì đời. Các nghệ sĩ cải lương tâm niệm mang trong mình trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản nghệ thuật mà các truyền nhân đã để lại, giới thiệu tinh hoa văn hóa dân tộc đến bạn bè thế giới.

Trích đoạn vở cải lương "Thầy Ba Đợi". Ảnh: Gia Thuận/TTXVN
Trích đoạn vở cải lương “Thầy Ba Đợi”. Ảnh: Gia Thuận/TTXVN

Nỗ lực không ngừng

Tại TP Hồ Chí Minh, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc đưa sân khấu cải lương đến với đông đảo quần chúng. Từ đầu năm 2018 đến nay, đơn vị có kế hoạch tổ chức biểu diễn các vở cải lương như “Hiu hiu gió bấc”, “Hồn ma báo oán”, “Hoa vương tình mộng”, “Đời như ý”, đồng thời thành lập Câu lạc bộ sân khấu cải lương, tổ chức hoạt động thường xuyên với sân khấu thử nghiệm.

Để sân khấu cải lương không xa rời với người dân, lần đầu tiên, Nhà hát dựng vở “Hồn ma báo oán” mang màu sắc ma mị, kinh dị. Từ đó, đa dạng hóa các chủ đề đưa nghệ thuật cải lương trở nên hấp dẫn hơn. Hơn nữa, đây còn là cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu, nhu cầu của khán giả hiện nay.
Với mong muốn giữ gìn nghệ thuật truyền thống, vừa qua, vở “Thầy Ba Đợi” chào mừng 100 năm hình thành nghệ thuật cải lương do Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện tổ chức công diễn tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Long An. Vở diễn được đầu tư quy mô từ khâu chuẩn bị kịch bản, sân khấu đến huy động lực lượng nghệ sĩ cải lương giỏi nhất của ba miền Tổ quốc tham gia trình diễn. Trong ba đêm diễn vào cuối tháng 4, hàng ngàn khán giả đã đến xem chật kín khán phòng, kèm theo đó là những tiếng vỗ tay và những lời tán dương nồng nhiệt.

Vở “Thái hậu Dương Vân Nga” do Nghệ sĩ ưu tú Hoa Hạ và Nghệ sĩ Kim Ngân thực hiện giữa tháng 5 với kinh phí đầu tư hơn 800 triệu cũng đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả. Theo Nghệ sĩ Hoa Hạ, đây là công trình tâm huyết của bà nhân kỷ niệm 100 năm hình thành nghệ thuật cải lương. Hơn hết, đây là vở diễn kinh điển đã hơn 30 năm nay mới được diễn lại trọn vẹn. Cùng với sự thể hiện của dàn nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp và sân khấu được đầu tư công nghệ hiện đại, vở diễn trở nên sống động, chân thực hơn, khơi gợi trong lòng khán giả tình yêu quê hương, đất nước. Có lẽ vì vậy, tuy giá vé bán ra lên đến 700.000 đồng/vé nhưng vẫn có rất đông khán giả đến xem.

Cùng với các nghệ sĩ, các đài truyền hình, phát thanh các tỉnh, thành trong cả nước cũng tìm cách duy trì giờ phát sóng cải lương trong các khung giờ trình chiếu. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh – HTV mỗi tuần đều có hai chương trình Sân khấu cải lương được truyền hình trực tiếp và ghi hình phát sóng giờ vàng. Thêm vào đó, những chương trình mũi nhọn của HTV trong nhiều năm qua như “Vầng trăng cổ nhạc”, “Chuông vàng vọng cổ”, “Ngân mãi chuông vàng”…, đã thu hút đông đảo khán giả truyền hình đón xem. Từ đó, góp phần khơi gợi đam mê nghề nghiệp cho các nghệ sĩ và tạo động lực phấn đấu cho các diễn viên, nhất là nghệ sĩ trẻ.

Đổi mới phù hợp với yêu cầu của công chúng

Các cảnh trong vở diễn cải lương “Bức chân dung huyền thoại”. Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Các cảnh trong vở diễn cải lương “Bức chân dung huyền thoại”. Ảnh: Phương Vy/TTXVN

Tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương tổ chức tháng 4 vừa qua, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh: Không thể phủ nhận một thực tế là có những giai đoạn, khán giả quay lưng lại với cải lương, giống như đã từng quay lưng lại với tuồng, chèo nhưng với tính năng động vốn có và tinh thần sáng tạo của nghệ sĩ, cải lương đã tự điều chỉnh, tự thích ứng để tồn tại. Do vậy, để tồn tại và phát triển, từ kinh nghiệm của chính cải lương cho thấy giải pháp tối ưu có lẽ vẫn là sáng tạo, cách tân để phù hợp với yêu cầu của công chúng.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ, nếu như ở giai đoạn mới hình thành, sáng tạo là đổi mới tuồng tích, đổi mới nghệ thuật hát ca thì trong xã hội hiện đại, yêu cầu đầu tiên là đổi mới đề tài, đổi mới thi pháp, đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật… sao cho đáp ứng được nhu cầu tinh thần, thẩm mỹ ngày càng cao càng đa dạng của công chúng khán giả.

Ở góc độ nhà chuyên môn, đề cập đến giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương, Nghệ sĩ ưu tú Trần Minh Ngọc đề xuất cần có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn tùy theo những thuận lợi, khó khăn chung mà thi hành. Trong đó, Nhà nước cần có một chiến lược bền bỉ, lâu dài nuôi dưỡng người làm nghệ thuật cải lương. Đó là chiến lược tạo ra công chúng cho sân khấu, đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ sáng tác, biểu diễn và đạo diễn cải lương. Cùng với đó là đào tạo cho những người làm quản lý bởi họ cần có những hiểu biết của các bầu gánh, bầu chủ biết nắm lấy thời cơ, các quy luật của thị trường…

Canh cánh trong lòng nỗi niềm bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cho rằng, muốn cải lương khởi sắc như thời hoàng kim cần có một chính sách đặc biệt cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống nói chung, trong đó có nghệ thuật cải lương. Cụ thể là đầu tư kinh phí cho những công trình sáng tác, dàn dựng và biểu diễn để có được những vở diễn hay, những tác phẩm vừa đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của công chúng vừa có tính tư tưởng cao.

Giáo sư Hoàng Chương bày tỏ, cần tránh cách làm có tính đối phó, kế hoạch, chỉ tiêu. Đôi khi cũng cần miễn phí cho khán giả để họ làm quen trở lại “tục xem hát” như ngày xưa. Khi mê rồi thì “Nghe rao trống chiến, không khiến cũng đi. Nghe giục trống chầu, đâm đầu mà chạy”.

Nguồn: TTXVN

Đánh giá bài viết
ShareTweetPin
Previous Post

NSƯT Ngọc Huyền nôn nao làm sinh nhật tuổi 48 trên quê hương

Next Post

NSƯT Phương Hồng Thuỷ: Bước qua giông bão cập bến bình an

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
36
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
22
Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
186
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
35
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
24
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
64
Next Post

NSƯT Phương Hồng Thuỷ: Bước qua giông bão cập bến bình an

Cải lương vẫn sống, chỉ sàn diễn là "chết"!

Nghệ sĩ bức xúc khi Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu "trượt" danh hiệu NSND

Discussion about this post

Đọc thêm

Nghệ sĩ Bình Tinh Sao nối ngôi đã thay đổi cuộc đời tôi - Ảnh 1

Nghệ sĩ Bình Tinh: “Sao nối ngôi đã thay đổi cuộc đời tôi”

27/02/2023
23

Anh vẫn yêu em

17/08/2019
2

Thể nghiệm để cải lương… không bị cũ

07/03/2019
0
NSND Tự Long hát chèo, cải lương ủng hộ tinh thần chống dịch Covid-19

NSND Tự Long hát chèo, cải lương ủng hộ tinh thần chống dịch Covid-19

29/07/2021
1

Đọc nhiều

  • Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1

    Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In