Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Cải lương tìm đường phục hưng

06/06/2018
in Chưa phân loại
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
7
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

Hầu hết khán giả xem vở “Thầy Ba Đợi” do các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (TP Hồ Chí Minh) phối hợp dàn dựng, đều cảm nhận đây là tác phẩm xứng đáng đặt dấu mốc một thế kỷ ra đời nghệ thuật cải lương. Không chỉ nhắc nhớ về người đã đặt nền móng cho môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc này, vở diễn cho thấy những cách tân, tìm tòi của các nghệ sĩ nhằm phục hưng cải lương trong thời kỳ hiện nay.

Một cảnh trong vở “Thầy Ba Đợi”.
Một cảnh trong vở “Thầy Ba Đợi”.

Một thế kỷ ra đời

“Thầy Ba Đợi” là công trình nghệ thuật đồ sộ và táo bạo của các nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Nói như vậy bởi đây là công trình hiếm hoi do các nghệ sĩ ba miền Bắc – Trung – Nam cùng phối hợp thực hiện. Vở cải lương do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học, soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên và nghệ sĩ Lê Trung Thảo đồng đạo diễn, NSND Trần Ngọc Giàu chỉ đạo nghệ thuật, NSƯT Doãn Bằng thiết kế mỹ thuật, cùng ê kíp nghệ sĩ, diễn viên lên tới hơn 60 người.
Tác phẩm kể về cuộc đời nhạc sư Nguyễn Quang Đại (dân gian gọi là thầy Ba Đợi) – một nhạc quan Triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX, được xem là người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương. Ông là người đã cải biên, sắp xếp, quy hoạch 20 bản tổ – là nòng cốt của nghệ thuật đờn ca tài tử, từ đó, hình thành ca ra bộ rồi sân khấu cải lương mà theo nhiều tài liệu khẳng định là hoàn thiện vào năm 1918.
Tác giả chọn lát cắt là thời điểm nhạc sư Nguyễn Quang Đại bôn ba vào Nam, với sứ mệnh vua Hàm Nghi truyền trước khi người bị đày sang Châu Phi, là phải giữ gìn nhã nhạc cung đình Huế. Câu chuyện lịch sử được kể không cứng nhắc mà lồng ghép với mối tình của nhạc sư với ân nhân Ái Hoa, con gái của viên quan tổng đốc. Đây cũng là tác phẩm sân khấu khá thú vị khi để 4 diễn viên vào vai thầy Ba Đợi từ trẻ đến già. Thực ra, chỉ cần hai diễn viên được hóa trang khéo là thành công.
Nhưng dường như đạo diễn muốn làm nổi bật sự hòa hợp của nhân vật thầy Ba Đợi với khung cảnh mình đang sống, nên NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Xuân Vinh, NSƯT Lê Tứ và nghệ sĩ Quang Khải cùng vào vai Nguyễn Quang Đại cho phù hợp với chất giọng từng vùng miền. Vở diễn cũng quy tụ các thế hệ giọng ca cải lương hàng đầu trên các sân khấu hiện nay. Ngoài bốn diễn viên kể trên, “Thầy Ba Đợi” còn có sự tham gia của NSND Vương Hà, NSƯT Thu Trang, NSƯT Quế Trân, nghệ sĩ Võ Minh Lâm… Vì vậy, những phần ca luôn đem lại sự hài lòng cho khán giả.
Điều đáng nói nhất ở vở cải lương này là sự cách tân rõ nét từ âm nhạc đến bài trí sân khấu và tiết tấu vở diễn. Ngoài các bài ca cải lương thì khán giả còn được thưởng thức các bài ca Huế, dân ca Nam Bộ ngọt ngào, da diết. Sân khấu sử dụng màn hình LED lớn, với những hình ảnh sinh động, liên tục thay đổi theo nhịp độ nhanh của vở diễn. Những ái ngại về sự lê thê, ủy mị, thiếu tình tiết đã được khắc phục ở tác phẩm này. Tuy nhiên, “Thầy Ba Đợi” dài đến 3 giờ, dù hấp dẫn đến mấy cũng chưa hẳn phù hợp với khán giả ngày nay, nhất là người trẻ.

Vượt qua thách thức

“Cải lương cũng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác đang đứng trước thách thức lớn của thời đại công nghệ số, với những phương tiện giải trí phong phú, tiên tiến bủa vây. Nếu không tự mình đổi mới, bừng tỉnh thì khó lòng thoát khỏi tình trạng vắng bóng khán giả như hiện nay”, đó là nhận định của NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Đúng là các đêm diễn cải lương và nghệ thuật truyền thống nói chung chỉ đông khán giả, thậm chí nhà rạp phải kê thêm ghế cho người xem, trong những đêm công diễn vở mới khi phát vé miễn phí. Còn lại khi đã bán vé, khán giả rất vắng. Đối tượng khán giả trẻ đến rạp càng hiếm hơn.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, thực hiện vở diễn nhìn lại một thế kỷ hình thành nghệ thuật cải lương là “Thầy Ba Đợi” vừa để tri ân tổ nghề, vừa để thế hệ ngày nay hiểu biết về nghệ thuật truyền thống và trân trọng những giá trị mà cha ông đã sáng tạo ra. Nhưng vấn đề lớn của cải lương bây giờ là vượt qua những thách thức như thế nào để tồn tại và phát triển mạnh mẽ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, những người làm nghề phải đứng trên nền móng cha ông để lại, đồng thời tiếp thu tinh hoa nghệ thuật biểu diễn thế giới cho mỗi lần sáng tạo, đúng như nguồn gốc tên gọi của cải lương – “Cải cách hát ca theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”.
NSƯT Triệu Trung Kiên cho rằng, sau 100 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật cải lương muốn thu hút được khán giả, đặc biệt là người trẻ thì chỉ nên giữ lại phần âm nhạc với những làn điệu cổ và cách thức soạn lời ca theo các bản nhạc để phù hợp với diễn biến và sắc thái tình cảm nhân vật trong vở diễn. Còn lại, tất cả các yếu tố khác cần thay đổi liên tục, có thể học hỏi sân khấu các quốc gia khác, có thể giao thoa với các loại hình sân khấu hiện đại và truyền thống, có thể áp dụng công nghệ mới…
NSND Vương Duy Biên gợi ý, cải lương hiện đại đã qua giai đoạn dựa vào các tình tiết bi ai để hấp dẫn khán giả, vì vậy, phải đắp vào đó những trò diễn mới. Ví dụ, ê kíp sáng tạo có thể sử dụng tình huống hài, nghệ thuật sắp đặt âm thanh, ánh sáng… để tạo sự chú ý của khán giả.
100 năm là một chặng đường dài và đáng tự hào của môn nghệ thuật cải lương khi đã đồng hành, chia sẻ buồn vui với nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhưng giống như các môn nghệ thuật truyền thống khác, cải lương không thể đứng yên một chỗ mà cần những ý tưởng sáng tạo mới để tiếp tục sứ mệnh của mình.

Nguồn: HNMO

Đánh giá bài viết
ShareTweetPin
Previous Post

Danh ca Thanh Tuấn: "Chê cải lương sến, khán giả có lý của mình"

Next Post

100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương: Bài 1 – Thăng trầm và khủng hoảng

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
2
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
5
Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
20
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
2
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
51
Next Post

100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương: Bài 1 - Thăng trầm và khủng hoảng

NSƯT Ngọc Huyền nôn nao làm sinh nhật tuổi 48 trên quê hương

100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương - Bài 2: Bảo tồn, phát huy nghệ thuật cải lương trong thời kỳ mới

Discussion about this post

Đọc thêm

Hạ thương

08/10/2019
15

100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương: Bài 1 – Thăng trầm và khủng hoảng

07/06/2018
0
Bạch công tử và cô đào Phùng Há - Ảnh 1

Bạch công tử và cô đào Phùng Há

01/03/2023
5
Thanh Hằng, Kim Tiểu Long yểm trợ Cát Tuyền thực hiện MV khủng - Ảnh 1.

Thanh Hằng, Kim Tiểu Long yểm trợ Cát Tuyền thực hiện MV “khủng”

05/08/2022
0

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In