Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Tin tức

Cải lương tuồng cổ “khát” kịch bản sử Việt (*): Cần sự quan tâm đúng mức

Thanh Hiệp
23/02/2023
in Tin tức
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
Cải lương tuồng cổ khát kịch bản sử Việt (*): Cần sự quan tâm đúng mức - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở “Rạng ngọc Côn Sơn” được NSƯT Kim Tử Long dàn dựng theo phong cách cải lương tuồng cổ

0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Đầu năm 2023 đến nay, sàn diễn cải lương tuồng cổ tại TP HCM liên tục sáng đèn nhưng để duy trì các suất diễn về đề tài lịch sử, các gánh hát rất cần sự hỗ trợ

Gần đây 3 vở sử Việt được dàn dựng mới trên sân khấu tuồng cổ như: “Má hồng soi kiếm bạc” (Sân khấu Ba thế hệ về với cội nguồn của NSƯT Kim Tử Long), “Thủy chiến” (Sân khấu Chí Linh – Vân Hà) và “Nguyễn Hữu Cảnh” (Nhà hát Trần Hữu Trang) cho thấy nỗ lực của các nghệ sĩ trong tìm kiếm kịch bản sử đáp ứng nhu cầu khán giả, nhất là khán giả trẻ.

Nguồn nhân lực sáng tác kịch bản

Đa số các nghệ sĩ của sân khấu cải lương tuồng cổ đã từng đoạt HCV Giải Trần Hữu Trang, họ thuần thục vũ đạo, võ thuật, các bài bản tuồng cổ, trong số đó có các nghệ sĩ có thể làm tốt công tác biên tập, sáng tác, dàn dựng như: Bạch Long, Chí Linh, Bảo Kiếm, Cẩm Tâm, Hữu Huệ, Thanh Sơn, Công Minh, Chí Bảo… Lực lượng này rất cần quy tụ lại để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn mà theo gợi ý của tác giả Ngô Hồng Khanh, đặt hàng họ chuyển thể những kịch bản của cải lương, kịch nói thành cải lương tuồng cổ.

Trên thực tế, sân khấu đã từng có nhiều tác phẩm gây ấn tượng đặc biệt đối với khán giả như: “Rừng trúc” (Nhà hát Tuổi Trẻ), “Mỹ nhân và anh hùng”, “Thiên mệnh” (Nhà hát Kịch Việt Nam), “Ngàn năm tình sử” (Sân khấu IDECAF), “Nỏ thần” (Kịch Hồng Vân), “Tả quân Lê Văn Duyệt” (Nhà hát Kịch TP HCM)…

“Với sân khấu cải lương nói chung, tuồng cổ nói riêng, đề tài lịch sử luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc dựng kịch lịch sử cũng hết sức khó khăn, nếu làm không khéo cũng dễ sa vào việc minh họa lịch sử. Nếu lực lượng vừa kể trên được bồi dưỡng, tập huấn, họ sẽ đóng góp tích cực cho sàn diễn cải lương tuồng cổ nhiều kịch bản sử Việt hấp dẫn, giúp giải quyết tình trạng khan hiếm kịch bản cải lương tuồng cổ về đề tài lịch sử” – tác giả Ngô Hồng Khanh bày tỏ.

Theo các nhà chuyên môn, cần sớm có sự tiếp sức của nhà nước, đó sẽ là “bà đỡ” để những vở diễn sân khấu về đề tài lịch sử luôn có một sức sống mới mẻ, chứa đựng tính thẩm mỹ – giáo dục cao và có khả năng chinh phục khán giả trẻ. Nếu không quyết liệt đầu tư cho nguồn nhân lực sáng tác ngay bây giờ thì sàn diễn của cải lương tuồng cổ ngoài số ít kịch bản sử Việt thì vẫn phải khai thác các nội dung của Trung Quốc như: Võ Tắc Thiên, Bao Công, Hoàn Châu công chúa, Lữ Bố; các nhân vật ăn khách của phim Trung Quốc như: Lan Lăng Vương, Anh hùng xạ điêu, Hoa Mộc Lan…

Kho tàng lịch sử Việt Nam có rất nhiều câu chuyện, chân dung nhân vật nổi tiếng, cần có lớp tập huấn hay trại sáng tác giúp các tác giả biết cách khai thác chất liệu để có nguồn kịch bản hay. PGS-TS Trần Trí Trắc cho rằng với đề tài lịch sử, đòi hỏi nghệ sĩ phải am hiểu, nếu hư cấu quá sai lệch thì khán giả sẽ khó chấp nhận. Ông dẫn chứng một ví dụ gần đây, xem vở về Lê Lợi trả gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm nhưng Lê Lợi lại đứng trên cầu Thê Húc trong đêm trăng vàng. “Cầu Thê Húc xây dựng vào thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn, trong khi Lê Lợi ở thế kỷ XV thì làm sao đứng trên cầu Thê Húc để trả gươm thần? Hư cấu nhưng phi lịch sử, vở diễn sử sẽ bị khán giả phê phán, quay lưng” – PGS-TS Trần Trí Trắc nói.

Một hạn chế khác cũng hay xảy ra trong thời gian qua là không ít trường hợp âm nhạc cải lương tuồng cổ đã vay mượn âm nhạc từ các nước khác. Rất cần có lớp tập huấn, bồi dưỡng để các nhạc sĩ tham gia sáng tác cải lương tuồng cổ biết cách vận dụng âm nhạc ngũ cung của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. “Cố NSND Thanh Tòng khi ông sáng tác vở “Tô Hiến Thành xử án” đã đưa bài “Lý cây bông” – dân ca Nam Bộ – vào âm nhạc cải lương tuồng cổ, nên âm nhạc của vở diễn nghe rất ngọt mà cũng rất thuần Việt” – NSND Thanh Hải thông tin.

Cải lương tuồng cổ khát kịch bản sử Việt (*): Cần sự quan tâm đúng mức - Ảnh 1.
Một cảnh trong vở “Rạng ngọc Côn Sơn” được NSƯT Kim Tử Long dàn dựng theo phong cách cải lương tuồng cổ

Tạo đầu ra cho vở sử Việt

Sân khấu cải lương tuồng cổ là đặc sản của đời sống văn hóa tại TP HCM, khi được chăm sóc tốt sẽ làm cho công chúng thêm hiểu, thêm yêu mến lịch sử nước nhà qua các vở diễn.

NSƯT Ca Lê Hồng đề xuất: “Cần có nhiều hình thức hỗ trợ đầu ra cho các vở diễn về sử Việt để lan tỏa mạnh mẽ hơn những thông điệp lịch sử đến với công chúng; chẳng hạn nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư dựng vở mới hay hỗ trợ giá vé cho các suất diễn ở vùng nông thôn”.

NSƯT Kim Tử Long – người rất tâm huyết với Sân khấu Ba thế hệ về với cội nguồn – cho biết: “Các vở diễn về đề tài lịch sử mà tôi đã dựng như “Rạng ngọc Côn Sơn” hay “Tiếng trống Mê Linh” có kinh phí dàn dựng rất cao, gấp đôi, thậm chí gấp 3 một vở diễn đề tài đương đại. Nếu các vở diễn về sử Việt có được hỗ trợ kinh phí dựng vở, thuê rạp, giảm giá vé… thì gánh hát sẽ giảm lỗ, khán giả cũng có cơ hội thưởng thức”.

“Vừa làm bầu vừa tổ chức phát hành vé, tôi gặp quá nhiều áp lực. Nếu có hỗ trợ đầu ra cho vở cải lương tuồng cổ sử Việt sẽ là động lực để lực lượng đạo diễn trẻ lao vào sáng tạo mới” – nữ đạo diễn trẻ Dương Kim Tiến bộc bạch.

Theo những người trong cuộc, sàn diễn cải lương tuồng cổ TP HCM rộ lên nhiều suất diễn đầu năm nhưng tuổi thọ của vở diễn ngắn, khó trụ đến suất thứ 3. Ðây là lý do mà các sân khấu xã hội hóa ngại chọn dựng mảng đề tài lịch sử vì mức đầu tư quá cao, mà khả năng thu hồi vốn là rất khó.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 20-2

Cải lương tuồng cổ khát kịch bản sử Việt (*): Giải pháp để tuồng cổ thoát nguy - Ảnh 1.

Cải lương tuồng cổ “khát” kịch bản sử Việt (*): Giải pháp để tuồng cổ thoát nguy

(CLV) – Theo các nhà chuyên môn, nhà nước cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để cải lương tuồng cổ về đề tài sử Việt phát huy...

Cải lương cần liệu pháp mạnh để hồi sinh

Theo giới chuyên môn, cải lương cần quy hoạch phát triển lâu dài, nhà nước đầu tư vở diễn cho các đơn vị xã hội hóa để các sàn...

Đánh giá bài viết
Source: Người Lao Động
Tags: cai luong tuong cođề tài lịch sửĐờn ca tài tử Nam Bộgiải Trần Hữu TrangNhà hát kịch TP HCMNhà hát kịch Việt NamNSƯT Kim Tử Longsân khấu cải lương
ShareTweetPin
Previous Post

Con nuôi tiết lộ sức khỏe của NSƯT Vũ Linh sau thời gian điều trị bệnh

Next Post

Cải lương tuồng cổ “khát” kịch bản sử Việt (*): Giải pháp để tuồng cổ thoát nguy

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
2
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
5
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
51
Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp - Ảnh 1
Tin tức

Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp

11/03/2023
3
Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh - Ảnh 3
Tin tức

Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh

09/03/2023
26
Nhắc tuồng quá đáng - Ảnh 1.
Tin tức

Nhắc tuồng quá đáng

09/03/2023
13
Next Post
Cải lương tuồng cổ khát kịch bản sử Việt (*): Giải pháp để tuồng cổ thoát nguy - Ảnh 1.

Cải lương tuồng cổ "khát" kịch bản sử Việt (*): Giải pháp để tuồng cổ thoát nguy

NSND đạo diễn Trần Ngọc Giàu: Sẽ sáng tác kịch bản sử Việt cho mọi lĩnh vực - Ảnh 1.

NSND đạo diễn Trần Ngọc Giàu: Sẽ sáng tác kịch bản sử Việt cho mọi lĩnh vực

Kỳ nữ Kim Cương động viên 7 nghệ sĩ lão thành dọn nhà mới - Anhr 1

Kỳ nữ Kim Cương động viên 7 nghệ sĩ lão thành "dọn nhà mới"

Discussion about this post

Đọc thêm

Vở “Bệnh sỹ” của Nhà hát Kịch Việt Nam được đánh giá cao tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015.

Sân khấu truyền thống: Xem ai, ai xem?

15/06/2021
7
NSƯT Thanh Sang: Khi bước lên sân khấu là cả một niềm đam mê - Ảnh 1

NSƯT Thanh Sang: Khi bước lên sân khấu là cả một niềm đam mê

28/02/2023
4
Nghệ sĩ Lệ Thủy công bố hình ảnh thời trẻ - ảnh 1

Nghệ sĩ Lệ Thủy công bố hình ảnh thời trẻ

21/09/2021
7

NSƯT Minh Vương sẽ được xét danh hiệu NSND

27/07/2018
5

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In