Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Chuyện nghệ sĩ

NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận

Thanh Hiệp
31/01/2023
in Chuyện nghệ sĩ
Reading Time: 9 mins read
1 0
A A
0
NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận - ảnh 4

NSUT Mỹ Châu và nhà báo Thanh Hiệp đến thăm các nghệ sĩ lão thành tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ Tphcm

0
SHARES
33
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – NSƯT Mỹ Châu nói rằng bà không dám nói mình giã từ sân khấu mà chỉ nói mình dừng lại để giữ mãi hình ảnh đẹp trong lòng công chúng

Phóng viên: Chín suất diễn của vở cải lương tuồng cổ “Võ Tắc Thiên” năm 2002 là cách giã từ sân khấu của một giọng hát liêu trai, một “nữ hoàng kiếm hiệp” được số đông công chúng ngưỡng mộ. Điều gì khiến bà không nhớ sàn diễn suốt thời gian qua?

NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận - ảnh 1
NSƯT Mỹ Châu ngoài đời Ảnh: Thanh Hiệp

NSƯT Mỹ Châu: Tôi bước vào nghề hát là do má tôi chọn. Tôi có được số đông khán giả mến mộ cho đến ngày hôm nay cũng nhờ bà. Bà đã xây dựng hình ảnh của tôi từ lúc còn bé cho đến khi trưởng thành. Tôi vốn sống khép kín, ít giao tiếp. Chỉ biết đi hát, đi thu âm và về nhà. Mọi thứ đều có má và người chị thứ tư lo, từ ăn uống, may sắm, tôi hầu như không ý kiến gì. Cả gia đình tôi chỉ có một nơi để lui tới mỗi khi má tôi thỉnh thoảng dẫn cả nhà đi ăn, đó là nhà hàng Mỹ Cảnh. Tôi trở nên hoạt bát, biết giao tiếp là từ khi duyên may đưa tôi gặp ông nhà tôi – cố nghệ sĩ Đức Minh. Anh ấy đã chở tôi đi khắp nơi bằng xe máy, đưa tôi đi ăn ở các quán cóc lề đường. Khi chúng tôi sang Mỹ định cư, anh ấy còn tập cho tôi quen với cuộc sống trên đất khách.

NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận - ảnh 2
NSƯT Mỹ Châu trong vai A Khắc Thiên Kiều (vở “Người tình trên chiến trận”) – vai diễn nổi tiếng của bà trước 1975 Ảnh: Tấn Hùng

Nhắc như thế để thấy cuộc đời tôi không có gì phức tạp. Đến với nghề diễn bình lặng, ra đi cũng bình lặng. Tôi không dám nói mình giã từ sân khấu mà chỉ nói mình dừng lại. Để giữ mãi hình ảnh đẹp trong lòng công chúng, tôi không muốn mình xuất hiện một cách thiếu cẩn trọng. Do vậy khi sang Mỹ định cư cùng chồng, có nhiều lời mời tôi biểu diễn, tôi đều từ chối. Tôi cũng không đến những nơi tổ chức biểu diễn, không tham gia bất cứ hoạt động đông người nào để không phải lưu luyến, nhớ nhung.

NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận - ảnh 3
NSUT Mỹ Châu và mẹ (ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

Có phải chia tay khán giả đột ngột nên thời gian gần đây, bà phải hoàn tất 5 chương trình DVD “Tạ tình tri âm” như sự tri ân sâu sắc của bà đối với khán giả mộ điệu đã dành cho bà quá nhiều tình cảm dù bà không còn đứng trên sân khấu?

Với khán giả tri âm, tôi luôn mang nặng lòng biết ơn, niềm cảm kích sâu sắc. Vì vậy trong mỗi ấn phẩm nghệ thuật tôi thực hiện bằng DVD đó là những tình cảm tràn đầy của tôi dành cho họ, là dấu ấn cuối cùng trong sự nghiệp của tôi gửi đến những khán giả yêu mến tôi.

Trước năm 1975, bà đã có quá nhiều vai diễn để đời như: Mai Thảo (vở “Trinh nữ lầu xanh”), A Khắc Thiên Kiều (“Người tình trên chiến trận”), Lý Thiên Kim (“Kiếp nào có yêu nhau”)… và còn nhiều vở nữa, những: “Tâm sự loài chim biển”, “Mùa thu trên Bạch Mã Sơn”, “Tiêu Anh Phụng”, “Bóng hồng sa mạc”… Đối với những vở diễn sau năm 1975, bà ấn tượng với tác phẩm nào nhất?

Những vở diễn có dấu ấn với tôi sau năm 1975 là “Ánh lửa rừng khuya”, “Khách sạn Hào Hoa”, “Tâm sự Ngọc Hân”, “Nàng Hai Bến Nghé”, “Hoa độc trong vườn”, “Muôn dặm vì chồng”… Đó đều là những tác phẩm hay, thu hút hàng triệu khán giả. Tôi nhớ nhất buổi phúc khảo vở “Khách sạn Hào Hoa”, sau khi màn đóng lại, đạo diễn Huỳnh Nga đã vào hậu trường hôn lên trán tôi. Vai cô Hiếu trong vở này thật sự để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Làm việc với đạo diễn Huỳnh Nga, tôi thoải mái sáng tạo, ông không gò bó diễn viên theo khuôn phép nào, chính vì thế chúng tôi tiếp tục tạo được thiện cảm với công chúng qua từng câu thoại, lời ca.

Theo bà, vì sao cải lương hôm nay chưa có nhiều ngôi sao như thế hệ của bà?

Tôi rời xa sàn diễn lâu nên không thể nói gì được nhưng qua truyền hình và truyền thông, tôi biết nhiều nghệ sĩ trẻ có tài. Theo tôi, nghệ sĩ tạo được dấu ấn là do cọ xát với nghề. Hiện nay, ít sàn diễn cho cải lương làm sao các em có điều kiện mài giũa nghề hát, có cơ hội tỏa sáng như thế hệ chúng tôi. Ngôi sao không thể tự phong, đều từ chữ duyên mà thành: “duyên” có được kịch bản hay; “duyên” gặp đúng đạo diễn có tâm; “duyên” ra mắt khán giả đúng thời điểm…

Vậy “duyên” làm nên tên tuổi Mỹ Châu, theo bà là gì?

Tôi mang ơn anh Minh Cảnh, người chỉ cho tôi những tuyệt chiêu khi thể hiện bài vọng cổ. Tôi quý trọng anh Thành Được vì anh là người luôn bênh vực, bảo vệ, che chở đàn em. Hồi đó mới vào nghề hát dễ bị ăn hiếp lắm. Tôi quý mến anh Diệp Lang, người có quá nhiều kinh nghiệm bồi đắp sáng tạo cho nhiều tác phẩm để chúng tôi cùng tỏa sáng. Tôi cũng mang ơn chú Bảy Viễn Châu, người viết cho tôi nhiều bài ca cổ để tôi thu âm và lưu mãi cho tới bây giờ những ấn phẩm đẹp qua bàn tay tài hoa trau chuốt của ông. Tất cả đều là duyên phận. Tôi mang ơn điều đó.

Về thăm lại quê nhà lần này, tâm trạng bà như thế nào?

Tôi đến thăm các cô chú nghệ sĩ ở Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. Xúc động biết bao. Tôi gặp lại chị Lệ Thẩm, anh Lam Sơn, đôi đào kép đẹp một thời của đoàn Tiếng Chuông, chiếc nôi đầu tiên tôi bước chân vào nghề hát năm 11 tuổi với vai Sao Ly – đào con của vở tuồng “Giai nhân bên suối mơ”. Tôi đã khóc khi rời khỏi mái ấm tình thương này. Chạnh lòng vì đời nghệ sĩ khi về chiều không có ai bên cạnh chăm sóc, đỡ đần, may nhờ có mái ấm này để gửi phận tằm khi đã rút hết những đường tơ. Tôi đến viếng mộ của những đồng nghiệp một thời sánh bước bên tôi để được sống lại với ký ức của một thời lao động nghệ thuật hết sức vinh dự.

NSƯT Mỹ Châu: Cuộc đời tốt, xấu do duyên phận - ảnh 4
NSUT Mỹ Châu và nhà báo Thanh Hiệp đến thăm các nghệ sĩ lão thành tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ Tphcm

Bà có nghĩ sẽ hồi hương và viết hồi ký?

Tôi sống với các cháu, con của chị Tư tôi ở Atlanta, thành phố lớn của bang Georgia – Mỹ. Các cháu tôi năm nào cũng về thăm quê nhà nên tôi cứ đi theo. Tôi còn một người anh trai đã 82 tuổi sống ở Thủ Thừa, tỉnh Long An. Vì vậy mỗi khi về Việt Nam là tôi ở ngay tại ngôi nhà chúng tôi đã lớn khôn, có nhiều kỷ niệm tuổi thơ. Tôi có nhiều duyên may trong đời chính là nhờ công đức của ba tôi. Ông là một chủ xưởng mộc uy tín ở miền quê tôi. Theo lời má tôi kể, hễ mùa mưa lụt là cả xóm ngập chìm trong nước, ba tôi lấy tất cả số gỗ ván đóng thành chiếc cầu từ trong xóm dẫn ra chợ, ra trường học để bà con không phải lội nước. Nếu ba tôi không mất sớm, má tôi không phải tảo tần thì tôi đã không theo nghề hát. Tôi không nghĩ mình hồi hương vì tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Tôi cũng không viết hồi ký bởi cuộc đời tôi chỉ có nghề hát, ngoài ra chẳng biết thêm việc gì khác.

Hết lòng với nghệ thuật cải lương

Dù không còn xuất hiện trên sân khấu cải lương từ năm 2003 nhưng bà vẫn đóng góp cho bộ môn nghệ thuật này nhiều hoạt động, sản phẩm có giá trị. Vào những năm 2007- 2008, NSƯT Mỹ Châu hợp tác với Đài Truyền hình Cần Thơ dàn dựng lại một số vở cải lương mà bà đã từng thành công trong suốt 45 năm diễn trên sân khấu như: “Chiều đông gió lạnh về”, “Khúc hát đoạn tình” và một số vở tâm lý xã hội đề tài đương đại như: “Mưa bay trong đời”, “Người yêu của cha tôi”, “Tình đất tình người”, “Tình đời”…Năm 2009, bà cùng tác giả Diệp Vàm Cỏ trình làng nhiều bài tân cổ mới như: “Ký ức hoa đào”, “Nội tôi”, “Hương cau”, “Chị tôi”…

Năm 2009-2010, bà đã làm sửng sốt giới mộ điệu khi dựng lại 3 tác phẩm sân khấu với hình thức DVD: “Hoa độc trong vườn”, “Muôn dặm vì chồng”, “Sân khấu về khuya”… Bà đã thổi vào không gian cải lương một làn gió mới khi cho ra đời các CD “Chùm tri âm” gồm 10 khúc tri âm như: “Dạ khúc”, “Ảo khúc”, “Cửu khúc”, “Niệm khúc”… phản ánh một cách nhẹ nhàng tình cảm giữa đời sống nghệ sĩ của bà với công chúng khán giả. Qua 2 DVD “Nỗi nhớ” với các bài tân cổ giao duyên: “Chuyện hợp tan”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Thương một người ở xa”, “Nhớ mẹ lý mồ côi”, “Bóng mát”, “Sợi nhớ sợi thương”, “Hoa mướp sau nhà”…,bà được giới chuyên môn đánh giá là nghệ sĩ duy nhất đem đến cho cải lương những bài tân cổ giao duyên mới, có cách thể hiện không theo lối mòn, kỹ thuật ca ngày càng đa dạng dù bà đã rời xa sàn diễn.

Năm 2011, bà và ê-kíp diễn viên trẻ đã thành công khi thực hiện tác phẩm kinh điển “Sân khấu về khuya” (tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu), đưa tên tuổi các nghệ sĩ: Trọng Phúc, Tuyết Ngân, Hữu Quốc… rực sáng.

5/5 - (3 bình chọn)
Source: Người Lao Động
Tags: bộ môn nghệ thuậtcải lươnglao động nghệ thuậtMỹ ChâuNSƯT Mỹ Châusân khấu cải lươngtuồng
ShareTweetPin
Previous Post

Nâng niu tiếng lòng dân tộc

Next Post

NSND Trọng Hữu: Sành nghề hơn sành đời

Related Posts

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
9
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
1
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
15
Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối - Ảnh 7
Chuyện nghệ sĩ

Khán giả, nghệ sĩ bên linh cữu Vũ Linh đêm cuối

09/03/2023
20
Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh
Chuyện nghệ sĩ

Tài Linh đau đáu không kịp về nước viếng Vũ Linh

08/03/2023
69
Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

08/03/2023
64
Next Post
NSND Trọng Hữu: Sành nghề hơn sành đời - ảnh 1

NSND Trọng Hữu: Sành nghề hơn sành đời

NS Bạch Tuyết, Thanh Kim Huệ kỳ vọng ở nhà báo văn nghệ - ảnh 4

NS Bạch Tuyết, Thanh Kim Huệ kỳ vọng ở nhà báo văn nghệ

Nghệ sĩ hải ngoại chung tay giữ nghề - ảnh 1

Nghệ sĩ hải ngoại chung tay giữ nghề

Discussion about this post

Đọc thêm

[Tâm sự Vũ Linh] Bạch phiến? Bộ khùng sao đi buôn - ảnh 6

[Tâm sự Vũ Linh] Bạch phiến? Bộ khùng sao đi buôn

24/12/2022
163

Anh em kết nghĩa

21/10/2020
0
Một cảnh trong vở "Giấc mộng đêm xuân" được các nghệ sỹ cải lương biểu diễn tối 13/1/2019, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Sân khấu góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người

20/09/2021
0

Lan và Điệp

31/08/2019
1

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In