Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result
Trang chủ Tin tức

Văn hóa cải lương Nam bộ cần được quan tâm và nghiên cứu trên phương diện học thuật

Thanh Trang
29/01/2023
in Tin tức
Reading Time: 6 mins read
0 0
A A
0
Văn hóa cải lương Nam bộ cần được quan tâm và nghiên cứu trên phương diện học thuật

Văn hóa cải lương Nam bộ cần được quan tâm và nghiên cứu trên phương diện học thuật

0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Lâu nay, việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa cải lương Nam bộ được chú trọng nhiều trên phương diện sáng tác, biểu diễn nhưng ít được quan tâm trên bình diện nghiên cứu khoa học, tìm hiểu học thuật.

Văn hóa cải lương Nam bộ cần được quan tâm và nghiên cứu trên phương diện học thuật
Văn hóa cải lương Nam bộ cần được quan tâm và nghiên cứu trên phương diện học thuật

Văn hóa cải lương Nam bộ – Từ đờn ca tài tử đến sân khấu cải lương, từ lý luận đến thực tiễn là quyển sách tập hợp 24 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, soạn giả gửi tham dự Hội thảo khoa học quốc gia về văn hóa cải lương Nam bộ, được tổ chức vào ngày 9.3 tới đây tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Sách do TS Huỳnh Công Tín chủ biên, Đại học Quốc gia TP.HCM tài trợ.

Sách gồm 4 phần. Phần 1 (Tiến trình sân khấu cải lương) có 7 tham luận, nêu bật nghệ thuật cải lương có tiến trình hình thành với một chặng đường khá dài và trải qua từng giai đoạn gắn liền với lịch sử dân tộc. Nó có những tiền đề khá phong phú và cũng không kém phần phức tạp, từ nguồn gốc nhạc cung đình và ca nhạc Huế vào vùng đất mới Nam bộ, rồi hình thành nhạc lễ Nam bộ đến nhạc tài tử Nam bộ; khi có điều kiện quá độ nó phát sinh hình thức ca ra bộ đến hát chập và kết quả cải lương ra đời đầu tiên tại Mỹ Tho vào ngày 15.8.1918 với hình thức ca kịch là sân khấu sàn diễn, gọi là sân khấu cải lương.

Ba tham luận: Từ 20 bản Tổ nhạc tài tử chuyến hóa đến ca kịch cải lương; Sự hình thành và phát triển nhạc tài tử, cải lương Nam bộ; Sự tương tác giữa đờn ca tài tử Nam bộ và sân khấu cải lương Nam bộ nói rõ tiến trình phát triển sân khấu cải lương qua việc chuyển hóa từ nhạc thính phòng đờn ca tài tử đến sân khấu ca nhạc kịch cải lương.

Phần 2 (Đặc trưng văn hóa cải lương) gồm 7 tham luận, khái quát những đặc tính tiêu biểu trong cấu trúc nghệ thuật của loại hình cải lương Nam bộ. Đặc tính tổng hợp thể hiện ở sự kết hợp các thành tố nghệ thuật trên sân khấu cải lương như: kịch, ca nhạc, phục trang, hóa trang, thiết kế sân khấu và đạo cụ; hay sự kết hợp văn xuôi với các loại hình ngôn từ khác trong phương thức biểu diễn. Nghệ thuật cải lương còn thể hiện sự ứng biến và linh hoạt trên các bình diện từ chủ thể sáng tác, biểu diễn, thưởng thức đến sự vận dụng các phương tiện nghệ thuật trên sân khấu. Chất trữ tình trong bài bản, làn điệu lẫn diễn xuất của cải lương là đặc trưng biểu cảm của loại hình nghệ thuật này.

Tham luận Những đặc điểm tiêu biểu của bài vọng cổ nhịp 32 và vọng cổ, bài ca “vua” của nghệ thuật tài tử – cải lương nói đến vai trò chủ lực của bản vọng cổ trên sân khấu cải lương, trong sinh hoạt âm nhạc cộng đồng, xã hội; đồng thời nói rõ tiến trình phát triển của bài Dạ cổ hoài lang, nhịp 2 được phát triển, chuyển hóa thành bản vọng cổ nhịp 4, 8, 16 và định hình ở nhịp 32…

Phần 3 (Tác giả – tác phẩm) có 6 tham luận khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của một số soạn giả với những vở diễn có giá trị nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, gây được tiếng vang trong nhiều thế hệ quần chúng đam mê sân khấu cải lương. Đó là Trần Hữu Trang, nghệ sĩ cải lương cách mạng; Tiếng hò sông Hậu, vở tuồng tâm lý – xã hội mang đậm chất hiện thực Nam bộ; Tiếng hạc trong trăng, vở cải lương phối hợp hài hòa ca nhạc kịch với chủ đề tư tưởng… Riêng tham luận Nghệ thuật ngôn từ trong sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu cho thấy tài năng viết vọng cổ và tinh thần lao động nghệ thuật miệt mài của NSND Viễn Châu.

Phong trào cải lương ở các địa phương là chủ đề phần 4 của sách, gồm 4 tham luận, trong đó tham luận Những gia đình có đóng góp lớn cho sự nghiệp văn hóa cải lương đề cập đến sự đóng góp của những gia đình cho tiến trình 100 năm sân khấu cải lương, như: gia đình Nhạc Khị, gánh Đồng Nữ Ban, đoàn Việt kịch Năm Châu, đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, gia đình chị em Năm Phỉ – Bảy Nam…

Trong tham luận Bảo tồn và phát huy nghề làm trang phục cải lương ở TP.HCM cho thấy TP.HCM là nơi quy tụ hầu hết các cơ sở làm trang phục cải lương; để bảo tồn và phát huy nghề, Nhà nước cần có chủ trương thích hợp; tạo điều kiện liên kết, thiết kế tour du lịch văn hóa đưa du khách đến các phòng trưng bày trang phục tham quan để cổ vũ làng nghề.

Lâu nay, việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa cải lương Nam bộ được chú trọng nhiều trên phương diện sáng tác, biểu diễn nhưng ít được quan tâm trên bình diện nghiên cứu khoa học, tìm hiểu học thuật. Vì vậy Hội thảo khoa học văn hóa cải lương Nam bộ lần này được xem là một đóng góp có ý nghĩa lớn cho việc giữ gìn và nhân rộng những giá trị văn hóa của sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Hoàng Hải - 10 năm khẳng định mình trên sân khấu cải lương tuồng cổ ảnh 4

Nghệ sĩ Hoàng Hải – 10 năm khẳng định mình trên sân khấu cải lương tuồng cổ

(CLV) – Bên cạnh việc thừa nhận bản thân là một người ‘liều’ Hoàng Hải cũng bày tỏ niềm đam mê với cải lương tuồng cổ ấp ủ những...

NSND - đạo diễn Trần Minh Ngọc: Sân khấu phải sáng đèn với hình thức mới - Ảnh 1.

NSND – đạo diễn Trần Minh Ngọc: Sân khấu phải sáng đèn với hình thức mới

(CLV) – Trước dấu mốc lịch sử 100 tuổi của sân khấu kịch nói Việt Nam, nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta tự hào nhớ ơn các...

Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022 - Ảnh 1.

Dời Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào tháng 11-2022

(CLV) – Việc dời liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc vào năm sau sẽ có thời gian chuẩn bị vở tốt hơn, bảo đảm bảo chất lượng...

5/5 - (5 bình chọn)
Source: Thanh niên
Tags: cải lươngnghệ sĩsân khấuTrần Hữu Trang
ShareTweetPin
Previous Post

“Dòng xoáy nghiệt ngã” tiếp tục lên sàn tập cải lương

Next Post

Võ Đông Sơ – mối tình trong cơn lửa binh

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
2
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
5
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
51
Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp - Ảnh 1
Tin tức

Thanh Điền đau lòng vì mộ Thanh Kim Huệ bị streamer, đám đông giẫm đạp

11/03/2023
3
Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh - Ảnh 3
Tin tức

Nghìn người tiễn biệt nghệ sĩ Vũ Linh

09/03/2023
26
Nhắc tuồng quá đáng - Ảnh 1.
Tin tức

Nhắc tuồng quá đáng

09/03/2023
12
Next Post
Võ Đông Sơ - mối tình trong cơn lửa binh

Võ Đông Sơ - mối tình trong cơn lửa binh

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh

NSƯT Vũ Linh trong mắt đồng nghiệp - Phần 1

Biến cải lương mẫu mực thành hài nhảm

Biến cải lương mẫu mực thành hài nhảm

Discussion about this post

Đọc thêm

Chung kết Liên hoan Vọng cổ, trích đoạn cải lương

27/03/2019
0
Ra mắt Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ

An Giang ra mắt và sinh hoạt câu lạc bộ đờn ca tài tử và trích đoạn cải lương

02/06/2021
4
Một cảnh trong vở "Giấc mộng đêm xuân" được các nghệ sỹ cải lương biểu diễn tối 13/1/2019, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Sân khấu góp phần xây dựng và phát triển nhân cách con người

20/09/2021
0

Điệp khúc tình yêu

13/12/2020
0

Đọc nhiều

  • Cải lương hồ quảng Châu Du Đại Soái

    Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hé lộ phút cuối đời và nội dung dòng chữ viết tay sau cùng của NSƯT Vũ Linh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In