Cải lương Việt
No Result
View All Result
  • Login
  • Register
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng
No Result
View All Result
Cải lương Việt
No Result
View All Result

Xã hội hóa hoạt động sân khấu: Nỗi lo ‘ép duyên’ nghệ thuật

18/12/2020
in Chưa phân loại
Reading Time: 7 mins read
0 0
A A
0
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on TwitterPinterest

(CLV) – Thời gian qua, công tác xã hội hóa trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đã tạo nên động lực để đa dạng hóa các hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt tạo cơ hội mang đến doanh thu lớn, từng bước giúp các đơn vị dần thích nghi với cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, theo NSND Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam: Chủ trương xã hội hóa vẫn còn những tồn tại, bất cập bởi với các loại hình nghệ thuật kén khán giả vẫn đang loay hoay tìm hướng vận hành thích hợp.

Việc xã hội hóa sân khấu đang gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai. Ảnh minh họa.
Việc xã hội hóa sân khấu đang gặp nhiều vướng mắc trong việc triển khai. Ảnh minh họa.

Băn khoăn việc sáp nhập

Xã hội hóa hoạt động sân khấu là chuyển từ mô hình nhà nước bao cấp sang mô hình tự chủ tài chính, nhà hát phải tự hạch toán thu chi. Vì vậy, không ít đơn vị nghệ thuật lúng túng. Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách đã ăn sâu trong tiềm thức các nghệ sĩ, không dễ gì một sớm một chiều có thể từ bỏ. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến xã hội hóa nghệ thuật truyền thống gặp khó khăn đó là thế hệ kế cận được đào tạo bài bản trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp không còn được nhiều như trước. Lượng sinh viên làm nghề sau khi ra trường chiếm số ít và số lượng diễn viên trẻ thực sự có “nghề” lại rất ít khiến chất lượng nghệ thuật các nhà hát bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, theo chủ trương việc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ giữ lại một đoàn nghệ thuật công lập truyền thống tiêu biểu trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất cập. Nhiều địa phương lúng túng trong định hướng hoạt động còn các nghệ sĩ thì “thấp thỏm” lo lắng về tương lai.

Thời gian qua, rất nhiều người trong giới sân khấu đã lên tiếng, gọi đó là một cuộc “ép duyên” nghệ thuật, “trộn tấm với cám” khi đưa các loại hình nghệ thuật hầu như chẳng có mối liên hệ nào với nhau vào chung một “rọ”. Việc sáp nhập nhiều loại hình tuồng, chèo, kịch, cải lương thành một đã buộc các nhà hát phải rút gọn số lượng biên chế, nhưng khi dựng vở lại phải điều người đan chéo.

Có khi nghệ sĩ chèo phải diễn kịch, lấy cải lương sang diễn chèo và ngược lại. Rõ ràng, với sự đan chéo như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chuyên môn các vở diễn. Mặt khác, tại tỉnh, thành phố việc sáp nhập các nhà hát lại được thực hiện theo các mô hình, cách làm khác nhau nên vô hình trung gây nên sự xáo trộn về nhân sự, tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ.

Song song với đó là sự lúng túng trong định hướng hoạt động. Bởi nếu sáp nhập, sẽ lựa chọn đối tượng nào làm nhà quản lý? Định hướng trong hoạt động nghệ thuật ra sao? Trong khi mỗi loại hình nghệ thuật (tuồng, chèo, cải lương) có tính đặc thù riêng. Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật truyền thống cho rằng, việc sáp nhập cơ học cũng dễ dẫn tới thực trạng nhiều tỉnh, thành phố không còn xác định đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Điển hình, như Đoàn kịch Thái Bình là một đơn vị có nhiều hoạt động sôi nổi, cho ra mắt nhiều vở diễn hay là thế, nhưng từ khi sáp nhập với ca múa thành Nhà hát Ca múa kịch Thái Bình thì kịch đã bị ca múa át vía. Tỉnh Thái Nguyên cũng từng có đoàn kịch mạnh với những vở diễn làm nức lòng người yêu kịch, nhưng khi nhập lại với ca múa thì hình ảnh của đoàn kịch cũng mờ dần rồi gần như biến mất hoàn toàn.

Theo đánh giá của Cục Nghệ thuật Biểu diễn việc sáp nhập lúc đầu sẽ gặp những khó khăn nhất định. Như giải quyết chế độ chính sách cho những nghệ sĩ hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu. Vì thực tế có nhiều nghệ sĩ đã cống hiến 20 – 30 năm, nhưng nay vẫn còn rất trẻ. Mặt khác, các nhà hát phải đồng thời tổ chức hoạt động có nhiều loại hình nghệ thuật trong đơn vị… Khó khăn này đòi hỏi những chính sách có tính đặc thù, phù hợp với từng địa phương để đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sĩ sau khi sáp nhập và tránh tình trạng nóng vội khi xóa một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

Nỗi lòng nghệ sĩ

Có thể thấy, những “mô hình xã hội hóa” đang đứng trước nguy cơ tan rã. Không chỉ là chuyện không giúp nghệ sĩ sống được bằng nghề mà cũng không đóng góp gì cho việc và phát triển nền sân khấu Việt Nam. Thực tế là, trong khi chúng ta vẫn loay hoay với chuyện cơm áo gạo tiền, cơ sở vật chất thiếu đầu tư, nghệ thuật biểu diễn chậm đổi mới thì sân khấu thế giới đã áp dụng kỹ thuật số hàng chục năm nay. Đó là lý do nhà hát của họ luôn đông khách, có tiền đầu tư, xã hội hóa mà khổng ảnh hướng đến định hướng, phong cách của mình.

Xã hội hóa hoạt động sân khấu là một chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không đơn giản. Hoạt động xã hội sân khấu nước ta, từ khi phát động so với các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục đặc biệt là so với các ngành văn hóa gần gũi như điện ảnh, xuất bản là chậm chạp, lúng túng thậm chí là bế tắc hơn cả. Để đi sâu phân tích có thể thấy, xã hội hóa là giải quyết hàng loạt vấn đề nổi cộm, chứ không đơn thuần là đưa các đoàn nghệ thuật công lập ra ở riêng.

Xã hội hóa nghệ thuật không thể nóng vội, đòi hỏi một tốc độ nhanh mà cần cần sự cân nhắc, tìm hiểu chu đáo với những bước đi thích hợp. Do đó, thực hiện chủ trương xã hội hoá ra sao để vừa đáp ứng được yêu cầu tái đầu tư sức lao động cho nghệ sĩ, vừa đạt được mục tiêu nghệ thuật mà bao năm qua các đơn vị đã theo đuổi, quả thực không dễ dàng gì. Bởi xã hội hóa sân khấu xét đến cùng là công chúng hóa, nhân dân hóa, chất lượng hóa, chuyên nghiệp hóa.

Nhìn chung, lộ trình tiến tới tự chủ của các đơn vị nghệ thuật công lập đầy chông gai, nhưng cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong nghệ thuật. Hướng đi nào cũng tạo nền tảng để các đơn vị thích nghi với quy luật xã hội, thích nghi với nền kinh tế thị trường, khuyến khích sức sáng tạo, đặc biệt là xóa bỏ sự trì trệ, lực cản trong tư duy bao cấp, trông chờ vào ngân sách nhà nước.

Minh Quân (ghi)

Đánh giá bài viết
ShareTweetPin
Previous Post

Tìm khán giả bằng cải lương thể nghiệm: Tồn tại hay không tồn tại

Next Post

Con nuôi Kim Tử Long: Từ hát đám ma, đám cưới đến nổi tiếng được tặng xe hơi

Related Posts

diep lang, NSND Diep Lang anh 1
Tin tức

Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker

14/03/2023
36
Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu - 1
Tin tức

Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu

14/03/2023
22
Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu - Ảnh 1
Chuyện nghệ sĩ

Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

14/03/2023
186
NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ - Ảnh 1.
Chuyện nghệ sĩ

NSND Trọng Hữu: Nguyện làm điểm tựa cho lớp trẻ

13/03/2023
35
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 2.
Chuyện nghệ sĩ

“Ông hội đồng” Diệp Lang đã đi xa…

13/03/2023
24
NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi - Ảnh 1.
Tin tức

NSND Diệp Lang qua đời tại Mỹ, thọ 83 tuổi

12/03/2023
64
Next Post

Con nuôi Kim Tử Long: Từ hát đám ma, đám cưới đến nổi tiếng được tặng xe hơi

"Nữ hoàng cải lương" Thanh Hằng chua xót kể về cuộc sống 15 năm xa xứ

Lần đầu thể nghiệm độc diễn vở cải lương 90 phút

Discussion about this post

Đọc thêm

Sau giải Mai Vàng, Tú Sương, Võ Minh Lâm háo hức với vở Nàng Xê Đa - Ảnh 1.

Sau giải Mai Vàng, Tú Sương, Võ Minh Lâm háo hức với vở “Nàng Xê Đa”

12/08/2021
15
Kim Tử Long: Khán giả vẫn thương tôi sau scandal đánh bạc - ảnh 2

Kim Tử Long: “Khán giả vẫn thương tôi sau scandal đánh bạc”

28/01/2023
3
NSƯT Thanh Tuấn - Tự lèo lái số phận

NSƯT Thanh Tuấn – Tự lèo lái số phận

02/02/2023
7

San Hậu

08/10/2019
2

Đọc nhiều

  • Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại - Ảnh 1

    Nghệ sĩ Vũ Linh trong ký ức người ở lại

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Luân: Bên bạn diễn Tú Sương và tình yêu

    1 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Châu Du Đại Soái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Níu người trẻ trở lại với cải lương

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • NSƯT Vũ Linh tất bật cưới vợ cho “đệ tử”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Cải lương Việt

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết mới

  • Lễ tưởng niệm nghệ sĩ Diệp Lang yêu cầu không YouTuber, TikToker
  • Gia đình NSND Diệp Lang không nhận tiền phúng điếu
  • Cô đào cải lương nổi tiếng một thời: U80 đơn độc tìm niềm vui sân khấu

Chuyên mục

  • Cải lương hồ quảng
  • Cải lương tuồng cổ
  • Cải lương xã hội
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Liveshow cải lương
  • Tân cổ giao duyên
  • Tin tức
  • Trích đoạn cải lương

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chuyện nghệ sĩ
  • Tin tức
  • Hồ quảng

© 2023 Cải lương Việt - Kết nối đam mê.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In